Nguồn cung hạn chế khiến giá cua tuyết và huỳnh đế tăng

(vasep.com.vn) Trong khi giá cua tuyết và cua huỳnh đế gần đây tăng do nguồn cung bị thắt chặt, giá các loài cua khác không tăng. Tại bờ tây Mỹ, nguồn cung cua dungeness thấp, nhưng giá gần như không thay đổi kể từ năm 2015

Nguồn cung

Lượng cua dungeness bờ tây cập cảng giảm 40 – 45% trong năm 2016, chủ yếu là do mức axit domoic trong cua cao. Tại California, ngư trường khai thác cua dungens đã đóng cửa trong nhiều mùa do mức axit cao. Nhưng giá vẫn ở mức thấp mặc cho nguồn cung giảm, trong khi mùa khai thác ngắn.

Trái lại, mặc dù mức axit domoic cao nhưng ngư trường khai thác cua Alaska lại không bị ảnh hưởng. Mặc dù lượng cập cảng thấp hơn so với năm 2015, nhưng giá vẫn không thay đổi. Giá bán lẻ trung bình cho các ngư dân chỉ tăng nhẹ, từ mức 2,99 USD/pao năm ngoái lên 3,03 USD/pao trong năm 2016.

Nguồn lợi cua tuyết (opilio) và cua da (bairdi) Alaska có thể gặp nguy hiểm. Lượng cua tuyết vụ mùa 20115 – 2016 cập cảng giảm 40% so với vụ mù năm 2014-2015. Số liệu thông kê gần đây của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA), sinh khối cua đực của tất cả các loài cua chính trong khu vực này giảm, trong đó giảm mạnh nhật là của tuyết (opilio).

Tại Canada, lượng cua tuyết cập cảng xuống dưới mức hạn ngạch 42.650 tấn vào cuối mùa vụ ở Newfoundland. Theo số liệu của Cơ quan Nghề cá và Đại Dương, 37.958 tấn cua tuyết đã cập cảng. Đây là mức sản lượng thấp nhất kể từ năm 1996. Không giống như cua Alaska và dungeness, giá cua tuyết đã tăng lên do nguồn cung giảm. Hạn ngạch khai thác cua tuyết tại Alaska đã bị cắt giảm 40%, và điều này đã đẩy giá cua tăng đáng kể.

Na Uy cho biết sản lượng cua Cancer pagurus địa phương cao chưa từng thấy. Các nhà chế biến ở miền trung Na Uy cho biết họ chưa bao giờ nhận được một khối lượng lớn và chất lượng tốt như vậy để chế biến

Thương mại quốc tế

Trong nửa đầu năm 2016, NK cua của Mỹ tăng nhẹ. Khối lượng NK đã tăng từ 60.800 tấn lên 63.600 tấn ( tăng 4,5%).

NK của Nhật Bản cũng tăng. Trong nửa đầu năm 2016, Nhật Bản đã NK 13.300 tấn cua, tăng so với mức 10.700 tấn của cùng kỳ năm 2015 (tương đương 24,3%). Tuy nhiên, NK cua tuyết Canada của Nhật Bản giảm một nửa do lượng cập cảng thấp, khiến giá NK tăng. Đồng USD tăng giá đã được bù đắp bởi sự tăng giá của đồng yên.

Nhu cầu tiêu thụ cua của Trung Quốc cao, đặc biệt là cua sống có chất lượng cao. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không của Cathay Pacific với Portland, Oregon (Mỹ) và Hồng Kông được cải thiện đã mở ra cơ hội mới cho các nhà XK cua bờ tây.

Trước đây, GH đã báo cáo về cuộc chiến chống lại nạn khai thác cua bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tại Nga, và trong tháng 6, Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận để ngăn chặn việc mua bán cua bị khai thác IUU. Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành điểm đến của cua khai thác bất hợp pháp tại Nga. Phần lớn việc mua bán này đã được chuyển qua Triều Tiên. Với thỏa thuận này, người ta hy vọng hoạt động mua bán bất hợp pháp sẽ giảm dần.

Giá

Các nhà kinh doanh cua huỳnh đế lớn, Nga và Mỹ (Alaska), đang kỳ vọng mức giá cao hiện nay sẽ tiếp tục tăng lên, đặc biệt với các sản phẩm cua cỡ trung và cỡ nhỏ. Nhu cầu tiêu thụ cao và nguồn cung hạn chế đã khiến giá tăng. Ngoài ra, thị trường Châu Á đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm này.

Giá cua tuyết đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2016 do nguồn cung hạn chế. Mặc cho giá cao, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn ở mức cao – cả ở Bắc Mỹ cũng nhu Châu Á – mặc dù XK sang các nước Châu Á năm 2016 giảm do nguồn cung hạn chế.

Giá cua huỳnh đế Bắc Âu (chủ yếu là Na Uy) cũng rất cao trong mùa này. Sản lượng khai thác năm ngoái giảm do thời tiết xấu nhưng giờ đây đã tăng trở lại. Khối lượng cập cảng vẫn tương đối nhỏ, và mặc dù hiện nay ngư trường này có ít tác động đến thị trường cua thế giới, nhưng nó sẽ gây chú ý nếu phát triển trong dài hạn.

Giá ghẹ xanh đã giảm trong năm 2016, nhưng hiện đã bắt đầu ổn định. XK cua của Trung Quốc và Indonesia đạt mức kỷ lục đã gây áp lực khiến giá giảm trong năm qua. NK thịt ghẹ xanh của Mỹ  tăng 10% trong năm 2015 so với năm 2014, cho thấy sự gia tăng đều đặn trong 3 năm qua. Dự kiến tình trạng dư cung ghẹ xanh đang bắt đầu giảm, và do đó giá sẽ sớm ổn định.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục