Mỹ tìm cách nhập khẩu mực từ Trung Quốc tránh thuế 10%

(vasep.com.vn) Các công ty khai thác mực ở Mỹ, sau đó đưa sang Trung Quốc để làm sạch và chế biến hiện không phải chịu mức thuế NK 10% vào Mỹ khi họ XK mực trở lại thị trường Mỹ để tiêu thụ nội địa.

Những vấn đề đã phát sinh do các quy tắc xuất xứ của  Hoa Kỳ và sự diễn giải về yếu tố tạo ra “sự chuyển đổi đáng kể ".

Loại mực ống đang tranh cãi về việc được miễn thuế 10% hay không là mực ống tua dài (Loligo pealeii) và mực ống Boston (Illex illecebrosus) được khai thác tại vùng biển phía tây bắc Đại Tây Dương của Mỹ. Các công ty khai thác của Mỹ thường đưa mực ống nguyên con đông lạnh block sang Trung Quốc. Tại đây, mực được chế biến trong các nhà máy để sản xuất mực cắt khoanh hoặc mực ống tube. Các sản phẩm này sau đó được xuất trở lại Mỹ để đóng gói bán lẻ.Theo đó, Hải quan Mỹ cho rằng, các sản phẩm cuối cùng này là sản phẩm của Mỹ, không phải Trung Quốc. Sản phẩm này được XK và NK theo cùng mã HS của hải quan.

Lý do về việc này có thể được giải thích trong Điều 19 của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ. Theo đó, nước xuất xứ là "nước sản xuất, chế biến hoặc gia tăng giá trị sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài  đưa vào Mỹ". Để một quốc gia khác trở thành “nước xuất xứ”, thì việc chế biến thêm hoặc bổ sung nguyên liệu tại nước đó phải tạo ra một sự chuyển đổi đáng kể.

Theo quy định của hải quan Hoa Kỳ, mực được chế biến thành mực cắt khoanh hoặc mực ống tube không được coi là tạo ra biến đổi đáng kể. Kết quả là không áp đặt thuế quan đối với mực Boston và mực ống tua dài nội địa được làm sạch và chế biến tại Trung Quốc.

Ngành thủy sản với chuỗi cung ứng toàn cầu, đã đặt ra những câu hỏi về cách giải thích Điều 19.

Trong một văn bản gửi Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp (AMS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2004, một công ty tôm ở Ấn Độ đã tìm cách làm rõ liệu tôm nuôi và thu hoạch ở Bangladesh nhưng được chế biến tại các cơ sở của nó ở Ấn Độ có được tính là tôm Ấn Độ hay không. Trong văn bản công ty giải thích rõ tôm được chế biến ở Ấn Độ gồm các khâu bỏ đầu, lột vỏ, rút chỉ, hấp chín, làm lạnh…

Ông Myles Harmon, Giám đốc bộ phận phán quyết thương mại tại AMS vào thời điểm đó đã trả lời rằng sản phẩm tôm được chế biến ở Ấn Độ như mô tả, đã không bị biến đổi đáng kể. Do đó, nước xuất xứ vẫn là Bangladesh.

Tuy nhiên, trong một phán quyết khác từ năm 1988, một tòa án ở Hàn Quốc đã xác định rằng việc rã đông, lột da, rút ​​xương, cắt tỉa, đông lạnh và đóng gói cá đã bỏ đầu và rút ruột (H&G) đã tạo thành một sự biến đổi đáng kể. Do đó, tòa án đã kết luận rằng việc chế biến cá thành philê "cấp đông nhanh" đã biến đổi đáng kể cá (H&G) "vì đã có sự thay đổi về tên và tính chất".

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục