Nguyên liệu

“Arsen hiện nay có 2 dạng là arsen hữu cơ và arsen vô cơ. Phía Masan phải nói rõ là arsen nào thay vì cứ mập mờ thông tin như vậy”.

Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) áp dụng mô hình nuôi sò huyết trên sông. Do lợi nhuận thu được quá lớn nên từ ban đầu chỉ một vài hộ nuôi, giờ đây hàng trăm hộ dân trên địa bàn cùng thực hiện. Nhiều người còn thuê bãi ven sông của hộ dân khác để thả nuôi sò huyết.

Theo Chuyên gia Vũ Thế Thành, Thạc sĩ Quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm VASEP, kết quả mà Vinastas công bố ngày 17/10 là nói về arsenic tổng, không có ý nghĩa để đánh giá về vấn đề an toàn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết thuận lợi, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Nhà nước nên ngư dân tích cực vươn khơi bám biển.

Trước nguy cơ những loài nhuyễn thể 2 mảnh có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xuất khẩu đặc biệt là con điệp quạt, tỉnh đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”.

Ngày 4/10, tại TP Hạ Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết khai thác vụ cá Nam năm 2016 và triển khai khai thác vụ cá Bắc năm 2016 - 2017.

Ngày 21/9, ông Phạm Sơn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã An Cư (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cho biết: Đến nay, địa phương đã hoàn tất việc giải tỏa khu vực người dân lấn chiếm để nuôi vẹm cháy trong đầm Ô Loan thuộc địa phận xã. Khu vực được giải tỏa tập trung từ cầu Long Phú đến khu vực Mơm Giăng với khoảng 54 bè nuôi của 27 hộ dân tại địa phương.

Sau khi lập gia đình, chị Tạ Thị Hằng ở xã Nam Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) làm nghề thu mua, chế biến thủy hải sản. Năm 1997 chị bắt đầu thuê bãi nuôi 7ha ngao và tôm cá với vốn đầu tư hơn 500 triệu đồng. Lúc đó mặc dù con còn nhỏ, chồng đi bộ đội, chị còn tham gia công tác tại địa phương nhưng mọi công việc vất vả sớm tối đều do một tay chị xoay sở, cố gắng vượt qua. Tuy nhiên, vận may đã không mỉm cười với chị. Không có kinh nghiệm lựa chọn con giống cộng với việc lạ bãi thả nên thời gian đầu nuôi ngao bị dịch bệnh dẫn đến thua lỗ. Mọi nỗ lực bị cuốn trôi ra biển.

(vasep.com.vn) Sản lượng khai thác hải sản của tỉnh Bình Thuận ước đạt 23.726 tấn trong tháng 8/2016, luỹ kế 8 tháng đạt 130 ngàn tấn (tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tranh thủ thời tiết thuận lợi ngư dân các địa phương đã tích cực vươn khơi bám biển nên sản lượng khai thác tại nhiều địa phương đạt khá.

Quảng Ngãi chú trọng phát triển khai thác thủy hải sản và tạo ra sự chuyển dịch lớn bằng việc giảm khai thác gần bờ, tăng khai thác xa bờ để nâng cao hiệu quả đánh bắt và sản lượng.

TS Vũ Ngọc Bội và nhóm nghiên cứu Đại học Nha Trang vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu công nghệ và ứng dụng chế phẩm oligosacharid (oligochitin, oligochitosan) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thủy sản đánh bắt xa bờ”.

Hậu Lộc (Thanh Hóa) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nuôi trồng và khai thác đa dạng các loài nhuyễn thể ven biển, trong đó nghề nuôi ngao là chủ lực đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho một bộ phận cư dân ven biển của huyện.

(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 8 năm 2016 ước đạt 338 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 2.303 ngàn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Tám tháng đầu năm 2016, tình hình ngư trường và thời tiết từ vùng biển Nam Trung bộ đến Nam Bộ thuận lợi, giá nhiên liệu ổn định, công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi vào nề nếp là những yếu tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong tháng 8 cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nhiều đến thời gian bám biển của ngư dân ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hiện nay, vụ cá nam đang bước mùa cao điểm, tuy nhiên đây lại là lúc giá thủy sản có xu hướng giảm.