Trung Quốc: Đạt chứng nhận ASC cho cá rô phi không phải là cách thay đổi

(vasep.com.vn) Các công ty cá rô phi Trung Quốc có quan điểm khác nhau về chứng nhận bền vững của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC). Theo đó, giá cá rô phi được chứng nhận ASC dường như là trở ngại lớn nhất đối với các công ty Trung Quốc.

Một số quan điểm cho rằng họ không muốn đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng trang trại theo tiêu chí của ASC. Ngoài ra, một số công ty cũng cho rằng các tiêu chí của ASC rất khó áp dụng, trong khi một số khác lại hy vọng quá cao về lợi ích đạt được từ ASC như danh tiếng của công ty cũng như các mức giá đạt được.

Một trong những nhà chế biến cá rô phi lớn nhất Trung Quốc cho biết công ty chưa có chứng nhận ASC và cho rằng không nhất thiết phải đạt được chứng nhận này. Tuy nhiên, các sản phẩm của công ty được XK sang nhiều thị trường trên toàn thế giới (chủ yếu là philê cá rô phi đông lạnh).

Một công ty có trụ sở ở Hải Nam đạt được chứng nhận ASC năm ngoái cho biết giá sản phẩm cá rô phi có chứng nhận ASC của họ không hề tăng. Điều này trái với mong đợi của công ty và mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng thế giới về sản phẩm có chứng nhận ASC là cao.

Công ty này đã quyết định đạt chứng nhận ASC khi trong vòng 3 đến 5 năm qua nhiều người mua yêu cầu về sản phẩm có chứng nhân, và thông tin tiêu cực về thủy hải sản Trung Quốc ở Mỹ và Châu Âu dẫn đến việc công ty muốn cải thiện vị thế và danh tiếng về sản phẩm cá rô phi của công ty nói riêng và của Trung Quốc nói chung.

Do các tiêu chí khắt khe của ASC nên công ty này cho rằng chỉ có 20-30% các công ty ở Hải Nam có thể đạt được chứng nhận ASC. Nhiều công ty cá rô phi tại Hải Nam bao gồm các nhà máy chế biến có hợp đồng nuôi cá rô phi với người nuôi địa phương. Điều này càng khó để đạt được chứng nhận ASC.

Một công ty khác, Hải Nam Qinfu Foods, đã có cái nhìn tích cực hơn, mặc dù giá của họ cũng không tăng. Nhưng họ tin rằng chứng nhận ASC sẽ giúp cải thiện danh tiếng về cá rô phi Trung Quốc như là một nguồn an toàn và bền vững.

Công ty này muốn mở rộng phạm vi sản phẩm cá rô phi được chứng nhận ASC của công ty, hiện tại khoảng 20% ​​tổng sản lượng được chứng nhận - nhưng trước tiên họ sẽ xem xét các lợi ích thu được.

Tuy nhiên, công ty tính đến tiềm năng của chứng nhận ASC trong việc cải thiện khả năng tiếp cận của cá rô phi Trung Quốc hiện nay còn hạn chế. Dù sản phẩm được chứng nhận ASC phổ biến ở châu Âu hơn Mỹ, nhưng cá rô phi Trung Quốc lại không chiếm thị phần cao ở châu Âu.

Công ty Hải Nam Qinfu đã XK cá rô phi được chứng nhận ASC đến châu Âu với mức giá không cao hơn so với sản phẩm thông thường.

Quan điểm về chứng nhận ASC tại Trung Quốc là khác nhau, đây là nước thứ 5 có sản phẩm được chứng nhận ASC tại Châu Á. Năm 2012, tổ chức này lần đầu tiên nhận được 1 triệu Euro tài trợ từ Liên minh Châu Âu cho Chương trình Quản lý Môi trường Trung Quốc.

Trong thời gian này, ASC đã hợp tác với Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Trung Quốc nhằm giúp ngành nuôi cá rô phi hàng đầu thế giới vận hành theo hướng bền vững hơn về mặt môi trường.

Theo ông Cui He, chủ tịch của CAPPMA, ASC đã nhận được ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc, và chính phủ cũng đang khuyến khích các công ty đạt chứng nhận quốc tế để cải thiện tính bền vững cảu sản phẩm.

Tuy nhiên, phản ứng khác nhau giữa các công ty cá rô phi Trung Quốc có thể giải thích tại sao cho đến nay chỉ có 4 trại nuôi cá rô phi do ba công ty tại Hải Nam đạt chứng nhận ASC. Tuy nhiên, theo Báo cáo Nghề cá Trung Quốc năm 2016, tỉnh Hải Nam chỉ đứng thứ 3 trong các tỉnh sản xuất cá rô phi lớn nhất của Trung Quốc.

ASC không hứa hẹn về mức giá sản phẩm cao

Contessa Kellog-Winters, giám đốc truyền thông của ASC, cho biết chứng nhận ASC "không hứa hẹn hoặc hàm ý rằng sản phẩm được chứng nhận sẽ có mức giá cao". Thay vào đó, lợi ích của chứng nhận này chính là khả năng tiếp cận cao hơn đến các thị trường mà người mua muốn đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định.

Ông Qing Fang, quản lý thương mại tại ASC, cho biết ASC cũng có thể giúp tăng doanh thu trong nước. Những khách hàng cao cấp tại Trung Quốc, nhất là khi thương mại điện tử và chuỗi nhà hàng khách sạn phát triển, ngày càng thích sản phẩm được chứng nhận ASC. Zhou cho biết công ty của ông, Hải Nam Qinfu, đang bán cá rô phi có chứng nhận ASC trên Taobao, một trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc do Alibaba sở hữu.

Tuy nhiên, cũng như với châu Âu, tiêu thụ cá rô phi tại thị trường nội địa Trung Quốc cũng không nhiều.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục