Phát triển thị trường cho cá tra theo quan điểm chiến tranh thương mại

Dưới đây là bài trình bày của TS. Paul Steinar Valle (Koltani, Nauy) tại Hội thảo “Sản xuất và thị trường thủy sản Châu Âu - Phát triển thị trường cá tra trong bối cảnh chiến tranh thương mại” trong khuôn khổ Vietfish 2018

Thương mại: Cuộc chơi có công bằng?

          Cá tra đang bị “đẩy ra” khỏi EU và Mỹ

          Nó đang cạnh tranh với các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết (cod), cá lưỡi trâu, cá tuyết (haddock) và cá minh thái – với một mức giá rẻ hơn.

          Sự tiếp cận thị trường của cá tra được cho là bị ngăn chặn bởi ngành và truyền thông

          Được gọi là “cuộc chiến cá thịt trắng” –là do nuôi cá tra bị cho là gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, cùng với các nguyên nhân khác  

          Cá trá được “gắn” với các cáo buộc tiêu cực, ví dụ như là một thực tế thay thế đã được truyền thông và chấp nhận

          Những sự bác bỏ của Aquaculture Stewardship Council (ASC) – và WWF (sau khi ban đầu cũng làm cho dư luận thêm nhận định tiêu cực), gần đây có ít tác động.

          WTO đã thành lập ban hội thẩm về tranh chấp cá tra nhằm giải quyết những sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ

          Hiện tại, ngành cá tra Việt Nam đang hoạt động tích cực và cá tra đang tìm ra các thị trường mới ở Trung Quốc và những thị trường khác ở châu Á và Mỹ Latinh.

Liệu Việt Nam có “may mắn lần thứ ba”? Đây là câu hỏi của Gorjan Nikolik, Rabobank, tại diễn đàn Thủy sản Bắc Đại Tây dương ở Bergen đầu năm nay (theo Tom Seaman, Undercurrent News)

Nguồn cung cá thịt trắng từ nguồn nuôi

-          Khối lượng nhập khẩu suy giảm đáng kể năm 2017 (từ Việt Nam)

-          Nhưng không đánh mất thị phần

-          Giá tăng; cũng liên quan đến «chi phí nhập khẩu»

-          Trở nên tồi tệ hơn vào năm 2018 

Sự chuyển dịch lớn trong hướng của dòng chảy thương mại: Cá tra Việt Nam (triệu USD)

                                    2013                  2017

EU                                  22 %               11%

 

Trung Quốc /HK           5%                   23%

Dự báo nguồn cung cá thịt trắng năm 2018

§  Dự kiến tổng nguồn cung năm 2018: 19,8 triệu tấn

§  Cá thịt trắng từ nguồn đánh bắt: 7,1 triệu tấn (- 3%)

§  Cá thịt trắng từ nguồn nuôi: 12,8 triệu tấn (+ 5%) 

Dự kiến thay đổi trong nguồn cung cá thịt trắng từ nguồn nuôi – 2017 đến 2018 (theo loài)

 

Triển vọng năm 2018 đối với một số loài cá thịt trắng được chọn

§  Khối lượng tổng tăng trưởng nhỏ – NHƯNG phát triển theo hướng tăng cung từ nguồn nuôi

§  Cá thịt trắng nuôi chỉ tăng trưởng khiêm tốt …

§  Giảm nguồn cung cá tuyết (cod) và cá minh thái (pollock), - sau khi cắt giảm hạn mức

Triển vọng

Ø  2018: Tăng trên 5% nguồn cung cá thịt trắng từ nguồn nuôi, giảm 3% từ nguồn đánh bắt

Ø  Các thị trường nội địa VÀ Trung Quốc hấp thụ và dần dần chiếm thị phần lớn hơn của cá thịt trắng từ nguồn nuôi

Ø  Nguồn cung cá tra cho thị trường EU và Mỹ vẫn suy giảm mạnh – khối lượng lớn hơn sẽ được đưa sang Trung Quốc và Hồng Công

Ø  Các xu hướng:

Ø  Tăng trưởng sản xuất ở châu Á sẽ chậm lại

Ø  Nam Mỹ, Mỹ Latinh và châu Phi sẽ là những khu vực tăng trưởng

Ø  Các thị trường châu Á sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ-dòng chảy hàng hóa sẽ “đổi hướng”.

Ø  Châu Âu cần các nguồn cung thủy sản từ bên ngoài

Ø  Thâm hụt cán cân thương mại thủy sản của EU đang tăng lên 
– và EU trả nhiều tiền hơn cho thủy sản nhập khẩu hàng năm!

Lần thứ ba may mắn…(?) Vậy thì sao…?

          Nikolik, Rabobank, phê phán ngành nuôi cá tra vì không tạo ra được một sản phẩm cơ bản, khác biệt mà “chỉ” cạnh tranh về giá…?

          Theo những báo cáo từ thị trường Trung Quốc thì điều này có thể sẽ thay đổi-philê cá tra được coi là một sản phẩm chất lượng cao-được người tiêu dùng Trung Quốc tìm mua

          Tuy nhiên, sự khác biệt và tiếp thị dường như vẫn cần tập trung theo đuổi!

          Định hình sản phẩm – Tiếp thị sản phẩm – kể câu chuyện – theo cách của bạn – VÀ, mong chờ điều sẽ xảy ra… bởi vì có những vấn đề sức khỏe (đối với con cá) và những rủi ro về sức khỏe tiềm ẩn (đối với người tiêu dùng)và những nguy cơ về môi trường có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

          VÀ hơn nữa, chúng ta hãy hy vọng về một sự thay đổi theo hướng thương mại công bằng và có đạo đức hơn như trình bày bởi Little et al. trong Chính sách biển (2012) – cả từ quan điểm về quản lý VÀ quan điểm về truyền thông.

          Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO có lựa chọn đầu tiên để phản ứng! 

Bài trình bày của TS. Paul Steinar Valle (Koltani, Nauy) tại Hội thảo Sản xuất và thị trường thủy sản Châu Âu - Phát triển thị trường cá tra trong bối cảnh chiến tranh thương mại” trong khuôn khổ Vietfish 2018

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục