(vasep.com.vn) Tại Kenya, phát triển nuôi cá ven bờ đã đi theo hướng mới sau khi các nhà khoa học thành công giới thiệu cá rô phi, loài cá gắn liền với nước ngọt đưa vào nuôi biển.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hàng hải và Thủy sản Kenya (Kenya Marine Research Institute - KMFRI) cho biết việc giới thiệu loài mới này sẽ làm thay đổi phương thức nuôi biển.
Theo các nhà khoa học James Mwaluma và David Mirera, đây là đột phá mới với ngư dân địa phương khi đang phải vật lộn với một vấn đề nghiêm trọng về cá giống, điều này làm cho doanh nghiệp không bền vững và không thu được lợi nhuận cao như dự báo.
Tiến sĩ Mirera cho biết, nuôi biển đã và đang phát triển ở Bờ biển Kenya nhưng hoạt động này không sinh lời và bền vững như dự kiến, và điều này dẫn tới việc khám phá những ý tưởng mới làm tăng giá trị ngành.
Cũng như Trung Quốc và các nước châu Á khác về việc đa dạng nghề cá phục vụ thị trường nội địa và XK đồng thời làm giảm áp lực lên các nguồn lợi biển, các cộng đồng ngư dân dọc khu vực Ấn Độ Dương bắt đầu gặt hái thành công từ cá rô phi với năng suất và giá trị thu được tăng.
Mô hình kết hợp nuôi biển này đã được thực hiện thành công ở các nơi khác trên thế giới, trong đó có Trung Quốc cũng bắt đầu với loài Nile của Kenya và hiện tại đã trở thành nước XK nuôi cá rô phi hàng đầu thế giới.
Mô hình nuôi biển cũng đã được giới thiệu ở khu vực nhằm giảm áp lực lên hệ sinh thái biển và đã có nhiều tổ chức đứng ra tiếp quản.
Tuy nhiên, qua nhiều năm, người dân địa phương cho biết, hình thức nuôi này rất khó khăn vì nguồn cung thức ăn không ổn định.
Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Tiến sĩ Mirera cho biết việc giới thiệu và phát triển cá rô phi trong giai đoạn thí điểm đem lại kết quả khả quan.
Theo đó, cá rô phi nuôi biển mất ít thời gian hơn để trưởng thành và có giá trị hơn so với cá bình thường.
Ông cho biết cơ quan nghiên cứu đã phát triển một giống cá rô phi biển mà sinh sản nhanh hơn và có thể sẵn sàng thu hoạch trong vòng 4 đến 5 tháng. Do vậy, người nuôi có thể thu hoạch 2-3 lần/năm và thu lời cao hơn vì nhu cầu thị trường có sẵn và có giá trị hơn so với những loài khác.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng giống cá rô phi này linh hoạt hơn vì nó không phụ thuộc vào các mùa như các loại khác mà chỉ có thể lấy cá giống trong tháng 4.
Tiến sĩ Mirera lạc quan rằng Kenya đang đạt được những mục tiêu kinh tế xanh.
Nguồn cung cá giống không ổn định đã làm cho nhiều người nuôi không thể nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững.
Thách thức lớn nhất trong nuôi cá dọc bờ biển Kenya là nguồn cung cá giống sẵn có, do vậy các nhà khoa học đang tiến hành kế hoạch thành lập một trại sản xuất giống ở bờ biển phía Nam để giải quyết vấn đề này cũng như việc làm tăng giá trị.
Tiến sĩ Mwaluma cho biết, những phát hiện mới về cá rô phi biển đồng nghĩa với việc người nuôi có thể thu hoạch cá giống trong suốt cả năm, do vậy ngành sẽ hoạt động hết công suất.
Cơ quan này cho biết dự án sản xuất giống - ước tính khoảng 100 triệu KEN - sẽ được xây dựng trên một mảnh đất rộng 16 hecta.
Tiến sĩ Mwaluma cho biết khi dự án này được đưa ra, một số cư dân sẽ tập trung vào việc nhân giống và bán cho người nuôi khác. Nguồn cung cá giống và thức ăn là thách thức lớn nhất trong việc mở rộng nuôi biển.
Theo các phát hiện trong giai đoạn thí điểm, ngư dân có thể thả nuôi 3.300 con cá giống và thu được 300.000 KEN mỗi vụ từ một nuôi có diện tích 1.200 m², có nghĩa là tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Cá rô phi tiêu thụ ở Bờ biển Kenya đến từ hồ Victoria, điều này cho thấy nhu cầu về loài rất cao và giá trị cao hơn nhiều so với các loài nuôi biển khác.
Tiến sĩ Mirera cho biết điều cần thiết hướng dẫn người nuôi tiếp tục nuôi cá rô phi trong khi các nhà nghiên cứu bắt đầu phân vùng nuôi, khi đó ngư dân có thể bắt đầu nuôi cá lồng và tăng sản xuất đáp ứng thị trường đang phát triển.
Các chuyên gia bày tỏ sự lạc quan rằng nuôi lồng đang dần phát triển, việc giới thiệu cá rô phi biển sẽ thúc đẩy ngành. Theo số liệu thống kê về ngành thủy sản thế giới, báo cáo nghiên cứu thị trường cá nuôi thế giới cung cấp số liệu thống kê ngành và xu hướng mới nhất cho thấy, Trung Quốc có ngành nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
Báo cáo cho biết sản lượng cá nuôi của Trung Quốc năm 2017 dự kiến sẽ đạt 20,2 triệu tấn, gồm 40,9% các sản phẩm thuỷ sản nuôi và 30,1% sản phẩm khai thác biển.
Trong 5 năm qua, doanh thu ngành dự kiến tăng 4,8%, với tốc độ tăng trưởng 2,5% trong năm 2017 lên 41,2 tỷ USD.