Indonesia ra mắt nhãn hiệu cá tra nhắm vào Trung Đông

(vasep.com.vn) Amalia Maulana, chuyên gia tư vấn thương hiệu của dự án cho biết Indonesia đã đưa ra một thương hiệu cá tra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cá nuôi tại các thị trường Trung Đông.

Hiệp hội Doanh nhân cá da trơn Indonesia (APCI) đã cho ra mắt thương hiệu cá tra tại triển lãm Seafex ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, được tổ chức từ ngày 30/10 đến tháng 1/11.

Được điều phối từ Bộ Hàng hải và Nghề cá của Indonesia, và được chương trình SMART-Fish của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc ủng hộ, APCI đã phát động "Cá tra Indonesia - sự lựa chọn tốt".

Ông Pak Suhadi, Chủ tịch APCI cho biết, có rất nhiều lý do tại sao mà tổ chức này coi cá tra Indonesia là một lựa chọn tốt. Một trong những lý do chính là cá tra Indonesia được nuôi bằng chế phẩm sinh học, sử dụng nước ngầm sạch với mật độ thấp.

Ngành công nghiệp cá tra Indonesia đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm qua, với sản lượng tăng từ 33.000 tấn (trọng lượng sống) trong năm 2006 lên 437.000 tấn trong năm 2016, APCI cho biết.

Điều này giúp Indonesia trở thành một trong những nhà sản xuất cá tra lớn. Cho đến nay tổng sản lượng đang được tiêu thụ tại thị trường nội địa, với sản phẩm cá tra philê cá phổ biến nhất, và chiếm một nửa tổng tiêu thụ cá philê trong nước.

Bên cạnh việc bán lẻ, philê cá tra đã đạt được một vị trí chiến lược trong ngành dịch vụ thực phẩm ở Indonesia.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được chọn để ra mắt thương hiệu dựa trên tiềm năng cao của khu vực như là một cửa ngõ vào các thị trường Trung Đông khác. Indonesia nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng từ các nước Trung Đông trong những năm gần đây. Một mặt từ ngành du lịch và mặt khác từ ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm, để phục vụ cho các hoạt động Hajj và Umrah.

APCI tuyên bố mức doanh thu tiềm năng trị giá 10 triệu USD từ Seafex sau triển lãm thương mại.

Sự ra mắt đã được đón nhận rất tốt từ cộng đồng DN quốc tế với những người mua từ các nước Trung Đông và châu Á. Hơn 45 người mua tiềm năng đã được đăng ký trong các cuộc họp và giao dịch kinh doanh.

Đa số người mua là từ UAE và Saudi Arabia, chiếm hơn 55% số DN đăng ký thông tin.

Ngoài cá tra/basa philê và cắt lát, cũng có sự quan tâm lớn đến sản phẩm cá tra được bọc trong trứng muối, APCI cho biết.

Hiện nay có hơn 400 người nuôi cá tra và 6 công ty chế biến trong APCI. Maulana cho biết, các nhà sản xuất chính là Tập đoàn thực phẩm PT Expravet Nasuba, và công ty con của Charoen Pokphand Group PT Central Pertiwi Bahari.

Theo chương trình SMART-Fish, các thành viên APCI đã được huấn luyện về công thức thức ăn; thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất; hiệu quả trong chế biến; phát triển thương hiệu và quảng bá.

Hiện tại, sự tập trung vẫn còn ở Trung Đông, mặc dù APCI hy vọng sẽ đẩy mạnh và giải quyết các thị trường EU hoặc Mỹ một khi quốc gia này đạt được thành quả nhất định.

Công suất sản xuất tại Indonesia vẫn chưa cao. Các công ty vẫn phải tăng sản lượng cho cả thị trường nội địa và quốc tế.

Hiện tại, các sản phẩm của Indonesia sẽ vẫn được bán dưới nhãn hiệu riêng của công ty.

Sản xuất của Indonesia dự kiến tăng

Các cuộc điều tra của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) đưa ra dự báo tại hội nghị Toàn cầu về Nuôi trồng Thủy sản trong năm nay rằng sản lượng cá tra của Indonesia tăng từ 373.000 tấn năm 2016 lên 437.000 tấn trong năm 2018.

Tuy nhiên, họ dự đoán sản lượng của quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng từ 485.000 tấn năm 2018 đến 562.000 tấn vào năm 2020.

Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh đều dự kiến ​​sẽ giữ sản lượng cá tra tăng trên toàn cầu.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục