Ghana: Cấm nhập khẩu cá rô phi để thúc đẩy sản xuất trong nước

(vasep.com.vn) Người nuôi cá rô phi ở Ghana đang dự đoán triển vọng tốt hơn cho ngành khai thác cá địa phương sau lệnh cấm NK tất cả các loài cá cảnh và cá rô phi.

Lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 1/7/2018 là để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ loại virus nào.

Những người tham gia trong ngành đánh cá địa phương trước đây đã bày tỏ những lo ngại về ảnh hưởng của việc NK một số loài cá đã có trong hoạt động của họ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Citi Business News, Thư ký của Hiệp hội Người nuôi cá Quốc gia Ghana, ông Nana Yaw Frimpong cho biết Chính phủ nên tiếp tục đưa ra các biện pháp giúp duy trì và phát triển ngành đánh cá địa phương.

Hiệp hội đề xuất với Chính phủ cùng phát triển ngành sau lệnh cấm. Với ngành sản xuất cá rô phi, thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% sản xuất, vì vậy nếu Chính phủ có thể giúp người dân sản xuất thức ăn riêng cho người nuôi sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cho người dân.

Ông cho biết thêm, một động thái như vậy sẽ giúp người nuôi cắt giảm chi phí sản xuất và cũng sẽ có tác động làm giảm giá cá rô phi.

Ông Frimpong cũng giải thích rằng việc đạt được thị phần cho sản phẩm cá rô phi trong nước sẽ không còn là vấn đề đối với người nuôi cá địa phương.

Ông cho biết thêm, khi cá rô phi được NK vào Ghana, giá thường rẻ hơn so với sản phẩm được nuôi trong nước, vì vậy tiếp thị là vấn đề lớn đối với các công ty địa phương.

Người dân Ghana hiện nay dự kiến sẽ phụ thuộc vào sản phẩm được nuôi trong nước và chắc chắn các công ty cần tăng sản lượng.

Ông Frimpong cho rằng với sự hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ, ngành công nghiệp cá và cá rô phi ở Ghana sẽ là một ngành bền vững.

Các công ty sẵn sàng đầu tư bất kỳ khoản tiền nào vào ngành cá rô phi này vì từ giờ sẽ không còn bất kỳ hoạt động NK sản phẩm này vào Ghana; tuy nhiên, ngành cần hỗ trợ từ Chính phủ để có thể phát triển.

Lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Công ty sản xuất cá rô phi lớn nhất của Tây Phi, Volta Catch, cho rằng lệnh cấm là vội vàng, quyết định của Chính phủ cấm NK cá rô phi vào đất nước sau khi sự việc virus Tilapia lake nổi lên.

Giám đốc tài chính của công ty, Joshua Bosoka, cho biết quyết định của Chính phủ không có sự tham vấn của các bên liên quan về thông tin đầy đủ, đặc biệt là khi khả năng virus xâm nhập vào Ghana rất thấp.

Ông cho rằng, Chính phủ đã vội vàng tuyên bố lệnh cấm. Virus này không phải ở Tây Phi mà hiện được tìm thấy ở Ai Cập. Siêu vi khuẩn này không ảnh hưởng đến con người. Virus này có ảnh hưởng nhiều hơn đến các nhà sản xuất cá rô phi trong nước, bởi vì nếu phát hiện có loại virus này ở cá thì tỷ lệ tử vong cao hơn, điều này ảnh hưởng đến các nhà sản xuất.

Ông cho biết lệnh cấm của Chính phủ đã ảnh hưởng đến các DN khai thác cá địa phương vì người tiêu dùng ngưng mua cá do sợ hãi.

Theo ông, sự phát triển cuối cùng có thể dẫn đến cắt giảm việc làm và sự sụp đổ của các công ty trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Bộ Thủy sản và Phát triển Nuôi trồng thủy sản vừa qua đã tuyên bố cấm NK tất cả các loài cá cảnh và cá rô phi.

Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 và kéo dài trong 6 tháng. Đây được xem là một biện pháp chủ động để giải quyết virus Tilapia Lake đang nổi lên.

Trưởng phòng Thủy sản Y tế Thủy sản, Tiến sĩ Peter Ziddah, khuyên người tiêu dùng nên cảnh giác và báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ nào cho Bộ.

Một số triệu chứng báo cáo của cá bị nhiễm bệnh bao gồm da đỏ, viêm các cơ quan bao gồm mắt và não, tổn thương gan và tử vong.

Tỷ lệ tử vong là khoảng 80-100% số cá bị nhiễm bệnh theo nghiên cứu của Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục