Công ty chế biến cá rô phi lớn nhất Trung Quốc giảm số nhà máy

(vasep.com.vn) Công ty sản xuất cá rô phi lớn nhất Trung Quốc Baiyang Investment Group đã đóng cửa các nhà máy cá rô phi và có thể đóng cửa nhiều hơn do thị trường đầy thách thức đối với cá thịt trắng nuôi.

Baiyang có trụ sở tại Quảng Tây, cũng sản xuất thức ăn thủy sản và có liên kết với một công ty đánh cá Trung Phi ở Mauritania, XK khoảng 30.000 tấn philê cá rô phi và cá rô phi nguyên con hàng năm.

Theo nguồn tin từ công ty, công ty đã đóng cửa "một vài nhà máy" và "có thể sẽ đóng cửa nhiều hơn trong năm nay". Thị trường cá rô phi hiện tại đang rất khó khăn. Ngành cá rô phi Trung Quốc hiện ở tình trạng trì trệ.

Vào tháng 5/2018, giá thu mua trung bình hàng tháng cá cỡ 500-800g và 300-500g ở Quảng Đông là 8,60 Nhân dân tệ/kg (1,32 USD/kg) và 6,6 Nhân dân tệ /kg. Mức giá này thấp hơn 12-15% so với cùng kỳ năm 2014 với 9,8 Nhân dân tệ cho cá cỡ 500-800g và 7,8 Nhân dân tệ đối với cá cỡ 300-500g.

Kể từ đó, chi phí sản xuất của Trung Quốc đã tăng do chi phí lao động tăng, trong khi cạnh tranh từ cá tra Việt Nam cũng tăng lên. Năm 2017, XK cá rô phi của Trung Quốc giảm.

Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Baiyang, nhà máy đóng cửa thuộc về công ty con Wenchang Baiyue Foods có trụ sở tại Hải Nam. Baiyang báo cáo, Wenchang Baiyue là một công ty chế biến và bán hàng với tài sản là 35 triệu Nhân dân tệ và năm ngoái bị thiệt hại 700.000 Nhân dân tệ.

Ba công ty con khác ở Quảng Đông và Quảng Tây, hai tỉnh sản xuất cá rô phi lớn nhất Trung Quốc, cũng bị lỗ, mặc dù không có đề cập đến việc đóng cửa hoặc ngừng hoạt động.

Nhìn chung, vào năm 2017, sản lượng thủy sản của Baiyang giảm 22% so với năm 2016, tương đương 33.100 tấn.

Doanh thu từ các DN thủy sản giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 813 triệu Nhân dân tệ.

Tuy nhiên, doanh thu của tập đoàn đã tăng 16% so với cùng kỳ lên 2,4 tỷ Nhân dân tệ, trong khi lợi nhuận ròng tăng gấp đôi lên 97,7 triệu Nhân dân tệ.

Thời kỳ khó khăn

Tại triển lãm Seafood Expo Bắc Mỹ ở Boston vào tháng 3/2018, Leo Xie, Giám đốc bán hàng cho bộ phận chế biến và XK của Tập đoàn Guandong Evergreen, cho biết tổn thất trong ngành cá rô phi đang lan rộng.

Rất khó cho các nhà máy chế biến để mở rộng kinh doanh cá rô phi do thị trường trong thời kỳ khó khăn.

Ông cho biết người nuôi cá rô phi ở Trung Quốc đã chuyển sang nuôi các loài khác trong khi bộ phận nuôi trồng thủy sản của Guandong Evergreen đang hy vọng đẩy mạnh XK cá tráp biển Nhật Bản.

Landy Chow, Tổng giám đốc của Siam Canada Trung Quốc, một nhà cung cấp lớn các hải sản đông lạnh, cũng đồng đồng ý kiến trên và cho biết thêm rằng năm nay dự kiến thậm chí còn tồi tệ hơn năm ngoái.

Đồng Nhân dân tệ tăng so với đô la Mỹ (năm ngoái một đô la Mỹ trị giá 6,60-6,90 Nhân dân tệ; trong năm nay, 1 USD = 6,20-6,50 Nhân dân tệ); trợ cấp XK đã giảm (thuế VAT đã giảm xuống còn 10% kể từ ngày 1/5, giảm từ 13% xuống còn 11%, nghĩa là giá XK đã giảm một lượng tương đương); và so sánh với tiền lương ở Việt Nam và các nước ASEAN khác, tiền lương Trung Quốc hiện nay rất cao.

Ông cho rằng ngành chế biến cá rô phi thực sự khó khăn vào lúc này.

Xie cho biết một trong những vấn đề chính là quá nhiều nhà máy chế biến. Riêng tỉnh Quảng Đông có hơn 200 nhà máy chế biến cá rô phi. Đó là lý do tại sao giá bán có thể giảm hơn nữa và các nhà máy chế biến bị lỗ.

Ông cho biết thêm các nhà máy chế biến ở Quảng Đông là "không bao giờ" chạy hết công suất.

Số lượng người nuôi cá rô phi ngày càng giảm trong hai năm vì thua lỗ. Vì vậy, đây là một vấn đề lớn. Có lẽ, trong tương lai, công ty sẽ không có cá rô phi cho nhà máy chế biến nữa.

Tuy nhiên, công ty Qinfu Foods Hải Nam lại cho rằng thị trường thị trường cá rô phi là "không phải tệ đến vậy". "Và cũng không có một sự thay đổi lớn như vậy", Zhou Qinfu, người sáng lập và là CEO của Hainan Qinfucho rằng mọi thứ khá ổn định với công ty của ông.

Chắc chắn đây là một sự cạnh tranh gay gắt. Bởi vì có nhiều công ty và đây cũng là một thị trường lớn. Nếu sản phẩm của một công ty tốt thì không có gì đáng lo ngại.

Ngành cá rô phi ở Mỹ cho rằng các nhà máy chế biến cá rô phi Trung Quốc được hưởng lợi từ trợ cấp, có nghĩa là ngay cả trong thời gian sụt giảm, họ vẫn có thể giữ cho các nhà máy hoạt động. Nhưng Xie cho biết các DN cá rô phi thuộc sở hữu tư nhân và ngành cá rô phi không thuộc top đầu trong danh sách các ưu tiên của Chính phủ, đây là quan điểm được chia sẻ từ các nguồn tin tại Baiyang.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục