Công ty cá rô phi hàng đầu Trung Quốc chuyển hướng tập trung ngoài sản phẩm thủy sản

(vasep.com.vn) Một công ty cá rô phi đảm bảo khoản vay 100 triệu NDT (15,8 triệu USD, 12,9 triệu EUR) thoạt nhìn với những người bên ngoài có thể thấy điều này là một quyết định kỳ lạ. Tuy nhiên, Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Bạch Dương (Baiyang Industrial Investment Group Co.) không thực sự là một công ty cá rô phi nữa, theo đó, gần một nửa lợi nhuận của công ty này vào năm 2017 là từ các DN không nằm trong ngành thủy sản.

Trước đây được biết đến với cái tên Baiyang Aquatic Group, công ty đã thay đổi tên từ vài năm trước để hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Vào tháng 2/2018, Baiyang đã quyết định đảm bảo khoản vay cho Công ty bảo vệ môi trường Quảng Tây Hong Sheng Yuan. Khoản vay này đã được Pu Fa Bank mở tại thành phố Nam Ninh để giúp công ty cạnh tranh trong hợp đồng trong thị trường cải tiến môi trường bao gồm nước thải, tái chế và xử lý nước thải, một trong những ngành sinh lợi nhất và hấp dẫn nhất của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.

Ủng hộ Hong Sheng Yuan có ý nghĩa đối với Baiyang Aquatic vì Chính phủ Trung Quốc đang chi hàng tỷ nhân dân tệ mỗi năm để làm sạch không khí độc hại, đất và nước. Không ngạc nhiên khi Baiyang đã chi 25 triệu NDT (4 triệu USD, 3,2 triệu EUR) vào năm 2015 với 51% cổ phần tại Quảng Tây Hong Sheng Yuan. Quy mô của khoản vay của công ty so với đầu tư năm 2015 của Baiyang cho thấy hoạt động kinh doanh và cũng chính là tham vọng của công ty đang tăng lên.

Điều này càng có ý nghĩa khi xem xét các tài khoản năm 2017 của Baiyang, cho thấy gần một nửa lợi nhuận tổng thể của Baiyang được đóng góp từ việc mua lại Huo Xing Shi Dai (còn gọi là Modern Star), một công ty điều hành một chuỗi các trường dạy thiết kế đa phương tiện. Cũng trong năm 2015, Baiyang đã tăng 290 triệu NDT (45,8 triệu USD, 37,3 triệu EUR) thông qua việc bán cổ phần riêng để tài trợ cho việc mở rộng chi nhánh chăm sóc sức khoẻ của mình, Công ty Công nghệ Sinh học Jia Ying Quảng Tây.

Dựa trên vùng Nam Ninh nhiệt đới, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, công ty vẫn là một trong những công ty lớn mạnh trong ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc. Công ty nuôi và chế biến cả cá rô phi và tôm, và là nhà chế biến XK cá rô phi hàng đầu của đất nước này. Tuy nhiên, Baiyang rõ ràng đang chuyển hướng từ hoạt động ban đầu, khai thác vào các hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao, với một số thành công đã ghi nhận.

Doanh thu của Baiyang tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2017 lên 2,39 tỷ NDT (377.500 USD; 307.000 EUR), với mức tăng trưởng mạnh nhất trong quý 4, tăng 37,4%. Điều này rất quan trọng, bởi vì trong quý 4/2017, công ty đã khởi động một nhà máy thức ăn mới và kết hợp thành công với một công ty giáo dục mà họ đã mua lại.

Mặc dù hoạt động cung cấp thức ăn mới được đưa vào hoạt động càng giúp công ty lớn mạnh hơn trong năm 2017, rõ ràng công ty đã đặt nhiều tương lai cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và môi trường - ba chủ đề yêu thích với các nhà đầu tư Trung Quốc.

Baiyang hứa hẹn các nhà đầu tư sẽ cải thiện lợi nhuận bằng cách củng cố các hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng thời mở rộng các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

Cho đến thời điểm đó, chiến lược của Baiyang đã được sử dụng như là một "đầu rồng" của Chính phủ hoặc một DN có tầm quan trọng chiến lược, cho phép tiếp cận các nguồn tài trợ và trợ cấp với chi phí thấp để mở rộng hoạt động nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi ở miền Nam. Công ty này nhắm đến việc thống lĩnh thị trường Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, tất cả các nhà sản xuất thủy sản nước ngọt chủ yếu, sẽ giúp công ty cắt giảm chi phí và biến nó trở thành DN thủy sản hội nhập lớn nhất của Trung Quốc.

Một cái nhìn thoáng qua về hồ sơ tài chính của Baiyang cho thấy rằng, vào năm 2018, nợ sẽ là thách thức lớn nhất của Baiyang. Trong khi vốn hóa thị trường của nó là 3,5 tỷ NDT (552,9 triệu USD; 449,6 triệu USD) làm cho Baiyang trở thành một trong những công ty thủy sản lớn nhất Trung Quốc, Baiyang đã vay vốn đáng kể để mở rộng danh tiếng của công ty ngay trong chuỗi giá trị từ chế biến sang sản xuất thức ăn chăn nuôi cá. Baiyang cũng đã cố gắng xây dựng tiếng tăm của mình trên thị trường thực phẩm trong nước với thương hiệu philê cá rô phi đông lạnh nhằm giảm sự phụ thuộc vào các thị trường XK thay đổi. Kết quả là bảng cân đối tài sản của công ty hiện đang bị căng thẳng do chi phí gia tăng để giải quyết các khoản nợ mà công ty mở rộng hoạt động trong thập kỷ qua.

Ban lãnh đạo công ty phải đảm bảo rằng doanh thu từ các DN mới phát triển với tốc độ cho phép công ty quản lý khoản nợ. Nhưng nếu các cuộc phiêu lưu trong lĩnh vực xử lý chất thải và giáo dục tiếp tục chứng tỏ được nhiều lợi ích, Baiyang có thể chọn để tránh những khó khăn trong việc xây dựng thị trường trong nước và lựa chọn giảm thiểu hoặc thậm chí ngừng một số hoạt động trong ngành cá rô phi. Điều này sẽ hoàn toàn lấy lại thị trường và buộc người mua ở những nơi như Hoa Kỳ xem xét lại các lựa chọn cá rô phi của công ty này.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục