Cá tra Việt Nam sẽ tìm được thị trường có giá trị cao nhất

(vasep.com.vn) Khi được hỏi liệu việc chuyển đổi thanh tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ đối với cá tra Việt Nam NK vào Mỹ sẽ làm thay đổi xu hướng thương mại của loài này sang các thị trường NK như thế nào, các nhà phân phối Mỹ đều cho rằng Việt Nam sẽ không phải đấu tranh để tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình.

Ông Eric Buckner thuộc tập đoàn Sysco cho biết, rõ ràng việc chuyển đổi này có ảnh hưởng đến XK cá tra của Việt Nam. Theo đó, trong thời gian này, sản phẩm cá tra đưa vào thương mại tăng lên đáng kể.

Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường có giá trị cao nhất cho sản phẩm cá tra. Và thị trường Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu.

Ông Bob Yudovin thuộc công ty Harvest Meat Co. cho biết, giá cá tra tăng 20-30% trong vòng 2-3 tháng vừa qua, và các cuộc thanh tra chồng chéo làm tăng chi phí đáng kể trong việc NK mặt hàng này vào Mỹ.

Ông quan ngại rằng những loài NK nào tiếp theo sẽ bị chuyển đổi thanh tra từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm sang Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Derrick Guss, nhân viên tìm nguồn cung cấp thủy hải sản cho các công viên Disney và các tuyến tàu hỏa, cho biết, việc chuyển đổi thanh tra gây ra những khó khăn chung cho cả nhà NK và XK. Chi phí tăng đẩy giá sản phẩm tăng. Các nhà phân phối tại Mỹ đang đẩy mạnh tiêu thụ thủy hải sản, và quy định mới làm tiêu thụ chung ảnh hưởng không ít.

Tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 (GOAL 2017) của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) được tổ chức tại Dublin, Iceland từ ngày 4 - 6/10 cho thấy, sản lượng cá tra của Ấn Độ và Bangladesh tăng thúc đẩy sản lượng toàn cầu trong hai năm tới. Đây là kết quả khảo sát của ông Ragnar Tveteras thuộc Đại học Stavanger.

Theo đó, năm 2017, sản lượng cá tra ở các quốc gia sản xuất chủ chốt dự kiến sẽ đạt 2,44 triệu tấn.

Việt Nam – nước sản xuất khoảng 50% cá tra toàn cầu - sẽ không tăng trưởng mạnh trong hai năm tới.

Tuy nhiên, Ấn Độ dự đoán sẽ tăng từ 550.000 tấn năm 2017 lên 625.000 tấn vào năm 2019, trong khi Bangladesh có thể tăng từ 554.256 tấn năm 2017 lên 749.746 tấn năm 2019.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục