(vasep.com.vn) Hiệp hội đại diện của Ngành Công nghiệp khai thác ở Papua New Guinea (PNG) đã họp tại Manila vào ngày 18/9 vừa qua để thảo luận về khả năng nộp đơn xin chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) riêng biệt và tách khỏi chứng nhận MSC của PNA.

(vasep.com.vn) NK cá ngừ đóng hộp của Mỹ đã trì trệ trong gần một thập kỷ qua. Các lô hàng NK thường có xu hướng tăng đột biến trong tháng 1 và giảm mạnh trong 4-5 tháng sau đó, và xu hướng này đã diễn ra liên tục trong 4 năm qua. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2018, xu hướng đã khác đi.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng chậm lại trong tháng 7, XK cá ngừ của Việt Nam đã có sự tăng tốc trong tháng 8. XK sang một số thị trường chính đã phục hồi, tăng so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Là nước có ngành khai thác quy mô lớn nên hàng năm Hàn Quốc ít NK cá ngừ từ các nước khác. Trung bình trong 10 năm qua nước này NK khoảng 12 nghìn tấn cá ngừ mỗi năm, đứng thứ 42 trong số các nước NK cá ngừ nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do nguồn lợi cá ngừ tại Thái Bình Dương ngày càng cạn kiệt, nên lệnh cấm khai thác tại các vùng biển ngày càng nhiều và kéo dài đã khiến sản lượng khai thác của đội tàu Hàn Quốc giảm. Và để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong nước, nước này ngày càng tăng NK cá ngừ từ các nước.

(vasep.com.vn) XK cá ngừ giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2017. XK cá ngừ giảm do một trong hai cơ sở chế biến trên đảo Samoa đóng cửa vào cuối năm 2016.

(vasep.com.vn) Những nhà NK thủy hải sản ở Mỹ đã tạm dừng các đơn hàng thủy sản Trung Quốc vì mối lo ngại liên quan đến việc tăng thuế. Thuế bổ sung 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc, bao gồm cả cá ngừ tươi và đông lạnh, có thể được đưa ra vào đầu tháng tới và điều này có thể đã dẫn đến việc hủy bỏ các đơn đặt hàng.

(vasep.com.vn) Là nước NK cá ngừ lớn nhất trong khối Trung Đông, mỗi năm Ai Cập NK trung bình khoảng 130 triệu USD sản phẩm cá ngừ các loại. Ai Cập là thị trường NK cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối Trung Đông. XK cá ngừ của Việt Nam sang Ai Cập trong 7 tháng đầu năm 2018 đang có sự tăng trưởng ấn tượng đạt 244% so với cùng kỳ năm 2017.

(vasep.com.vn) Tháng 8 đánh dấu một tháng đầy sự kiện cho ngành cá ngừ toàn cầu, với tác động đầy đủ của lệnh cấm FAD hàng năm trong WCPO. Những người tham gia ngành công nghiệp cá ngừ cũng tiếp tục cân nhắc tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn nguyên con ở Bangkok đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên, mức tăng không cao như mong đợi. Trong khi tỷ lệ khai thác thấp kỷ lục đã được báo cáo trong suốt lệnh cấm đánh bắt cá FAD đang diễn ra trong WCPO tác động đến nguồn cung, nhu cầu về loài vẫn thấp, điều này đã tác động lên mức giá.

(vasep.com.vn) Ecuador đã đưa ra kế hoạch quản lý thiết bị thu hút cá (FADs),với mục tiêu chính là tăng cường quản lý một cách bền vững và sử dụng FADs tại các ngư trường khai thác cá ngừ cùng với lưới vây một cách có trách nhiệm. Kế hoạch này ban đầu được đề xuất bởi Tunacons, một liên minh của 4 công ty khai thác cá ngừ bằng lưới vây của Ecuador và Tri Marine của Mỹ, nhằm trở thành một phần quy định quốc gia.

(vasep.com.vn) Tháng 7/2018, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng 7 đạt 12,6 triệu USD, nâng tổng giá trị XK sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay lên 83,7 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh Việt Nam đang bị cảnh báo thẻ vàng, cạnh tranh tại thị trường này đang tăng cao, đây là tín hiệu đáng mừng.

(vasep.com.vn) Giá trị NK cá ngừ đông lạnh của Mỹ trong nửa đầu năm 2018 tăng, chủ yếu là do tăng trưởng khối lượng. Trong khi NK cá ngừ tươi cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, sự gia tăng này chủ yếu là do giá tăng. Xu hướng tăng NK cá ngừ đông lạnh và tươi vào thị trường Mỹ diễn ra vào thời điểm mà tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại Mỹ đang giảm.

(vasep.com.vn) Lượng cá ngừ vằn cập cảng tại khu Đông Thái Bình Dương (EPO) đã tăng trong vài tháng qua nhưng vẫn thấp so với mức của năm 2017. Trong khi nhà sản xuất đồ hộp tại khu vực này chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu đánh bắt từ khu vực Trung tây Thái Bình Dương (WCPO) để phục vụ sản xuất, do đó các biện pháp bảo tồn đang áp dụng sẽ tạo áp lực lên nguồn cung.

(vasep.com.vn) 7 tháng đầu năm 2018, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam đạt 356 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, XK sang các thị trường chính phần lớn đều tiếp tục đà tăng trưởng: EU tăng 22%; Israel tăng 62%; ASEAN tăng 23%, Nhật Bản tăng 21%. Một số thị trường vẫn rất ảm đạm chưa có sự hồi phục như Mỹ giảm 8%, Mexico giảm 34% và Trung Quốc giảm 55%.

(vasep.com.vn) NK khẩu cá ngừ của Mỹ tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm 2018. Trong các nhóm sản phẩm cá ngừ, NK cá ngừ chế biến đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh tăng so với cùng kỳ năm 2017.