Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt của Hoa Kỳ được dự báo cao trong năm 2022

Hoa Kỳ - nền kinh tế phát triển số 1 thế giới - dự báo là có nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam tăng cao trong năm 2022 . Nguyên do sự kiện nước này tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ và sự ưa chuộng của thị trường lớn, khó tính này với sản phẩm thủy hải sản Việt nói chung và tôm nói riêng.

Cụ thể, giới chuyên môn cho biết rằng thị trường hàng đầu có nhu cầu nhập khẩu tôm của Việt Nam là Mỹ được kỳ vọng lớn sẽ tăng mạnh vào năm 2022 khi nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ tăng và Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch. Một điểm đáng chú ý mà giới chuyên môn cho biết là các sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đang trở nên ngày càng cạnh tranh hơn khi thị trường Ấn Độ cũng gặp nhiều rào cản do Đại dịch. Bên cạnh đó, việc Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021 sẽ làm việc xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang nền kinh tế phát triển nhất thế giới giảm sút đáng kể.

Thêm vào đó, giới chuyên môn cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và đã có hiệu lực khi đây là cơ hội thuận lợi để chúng ta học tập, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực tổ chức sản xuất đảm bảo theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc với quy trình từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học đến thu hoạch, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu tôm. 

Đề cập với tính linh hoạt với Đại dịch của chúng ta thì 19 tỉnh, thành phía Nam bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội từ tháng 10 năm nay đã chứng kiến trị giá xuất khẩu tôm có dấu hiệu phục hồi. Hơn thế nữa, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành có ghi rõ rằng Việt Nam chuyển chiến lược phòng chống dịch Covid-19 từ “Zero Covid-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã dẫn đến hệ quả là xuất khẩu tôm quay trở lại đường đua với quốc tế 1 cách rõ ràng mạnh mẽ mặc dù trước đó giá trị xuất khẩu mặt hàng này bị sụt giảm đáng kể trong giai đoạn tháng 7- tháng 9 (thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch).

Giới chuyên môn cho biết thêm rằng nhu cầu tôm bố mẹ của Việt Nam cần khoảng 260.000-270.000 con; diện tích nuôi tôm đạt 740.000-745.000 ha; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn để có thể đạt được mục tiêu trị giá XK tôm đặt ra trong năm 2022 là 3,9 tỷ USD - tăng 2,63% so với năm 2021. VASEP cũng đưa ra nhìn nhận khả quan hơn cho XK tôm năm 2022 rằng con số thu về sẽ khoảng 4,3 tỷ USD - tăng 4% so với năm 2021. 

Giới chuyên môn cũng kết luận những lời khuyên cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam rằng để khai thác tốt cơ hội về thị trường Hoa Kỳ thì năng suất và chất lượng là 2 yếu tố then chốt. Do đó, thời gian tới các doanh nghiệp cần phải chú trọng các yếu tố nguyên liệu đầu vào đặc biệt là con giống và hạ tầng vùng nuôi trong chuỗi sản xuất tôm.

(Theo doanhnghiephoinhap)

BÁO CÁO NGÀNH HÀNG TÔM (2016-2021), DỰ BÁO TỚI 2025

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm