Thông báo

(vasep.com.vn) Tiếp nối chương trình ủy lạo đồng bào tại tỉnh Bình Định ngày 18/11/2020, trong 2 ngày 23 và 24/11/2020, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP bà Nguyễn Thị Thu Sắc cùng bà Lê Thị Minh Thảo - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội và đại diện văn phòng Hiệp hội đã đến chia sẻ và trao quà cho các hộ ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại trong cơn bão số 9 tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, các vấn đề về đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng.

Tổng cục Thuỷ sản trân trọng kính mời quý đơn vị tham dự “Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Đề án Phát triển ngành chế biến thủy hải sản, Đề án Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng kế hoạch hành động triển khai Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Hội thảo do Tổng cục Thuỷ sản Chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Cơ quan hợp tác phát triển Đức và Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 04/12/2020. Thông tin Hội thảo cụ thể như sau:

(vasep.com.vn) Ngày 16/10/2020, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Thư ngỏ kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp thủy sản và các cá nhân chung tay đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn do bão lụt.

Dự án “Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư ở Đồng bằng Sông Cửu Long” do Hiệp hội VASEP, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) thực hiện. Trong đó, Hiệp hội VASEP đã triển khai hợp phần 3, hoạt động 3.2 “Phát triển hệ thống truy xuất ngồn gốc thí điểm cho hai chuỗi cung ứng sản phẩm tôm và cá tra”. Thay mặt cho các đơn vị thực hiện Dự án, Hiệp hội VASEP trân trọng kính mời Quý Đơn vị dự chương trình Hội thảo tổng kết, tổ chức tại Tp. Cần Thơ (08/12/2020) và Tp. HCM (09/12/2020). Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện và lợi ích nhận được từ những đơn vị đã triển khai hệ thống TXNG, cũng như cung cấp giải pháp TXNG cho chuỗi cung ứng thủy sản thông qua các công cụ quản lý trực tuyến (online, điện tử) để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Dự án “Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư ở Đồng bằng Sông Cửu Long” do Hiệp hội VASEP, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) thực hiện. Trong đó, Hiệp hội VASEP đã triển khai hợp phần 3, hoạt động 3.2 “Phát triển hệ thống truy xuất ngồn gốc thí điểm cho hai chuỗi cung ứng sản phẩm tôm và cá tra”. Thay mặt cho các đơn vị thực hiện Dự án, Hiệp hội VASEP trân trọng kính mời Quý Đơn vị dự chương trình Hội thảo tổng kết, tổ chức tại Tp. Cần Thơ (08/12/2020) và Tp. HCM (09/12/2020). Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện và lợi ích nhận được từ những đơn vị đã triển khai hệ thống TXNG, cũng như cung cấp giải pháp TXNG cho chuỗi cung ứng thủy sản thông qua các công cụ quản lý trực tuyến (online, điện tử) để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Ngoài chi phí về nguyên vật liệu, nhân công thì «năng lượng» được xem là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn của các doanh nghiệp thuỷ sản hiện nay, bên cạnh đó các yêu cầu ngày càng khắt khe của các qui định về năng lượng (Thông tư số 52/2018/TT-Bộ Công Thương “Quy định mức tiêu hao năng lượng trong ngành chế biến thủy sản) cũng như các xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, năng lượng xanh...đòi hỏi các doanh nghiệp ngành thuỷ sản cần có các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Nhằm cung cấp các kiến thức, công cụ, kỹ năng và giải pháp về năng lượng cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, Trung tâm VASEP.PRO phối hợp cùng Tổ chức WWF Việt Nam tổ chức khoá tập huấn cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, tổ chức tại Tp. Cần Thơ (07/12/2020)

Thực hiện “Quy chế đối thoại với người nộp thuế và người khai hải quan” ban hành kèm theo Quyết định số 3597/QĐ-TCT ngày 4/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ chế phối hợp công tác hàng năm, tích cực thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Chỉ thị 26 và 07 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 và các Nghị quyết số 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế) tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2020 nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.

Trong thời gian qua, đồng bào miền Trung đã oằn mình gánh chịu liên tục các cơn bão lớn, lũ chồng lũ, một số địa phương bị nhấn chìm trong biển nước và gần như bị cô lập hoàn toàn. Trước tình hình đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có thư ngỏ quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị bão lụt.

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động trao đổi thương mại của Việt Nam. Dù được đánh giá là có sự phục hồi, tuy nhiên xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh hiện đang tiếp diễn phức tạp, đặc biệt tại các quốc gia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trước tình hình đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới, còn nhiều dư địa để khai thác như châu Phi và tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, tránh phụ thuộc vào một thị trường là một trong những giải pháp mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải hướng đến.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi giai đoạn 2016-2025” (Quyết định số 2015/QĐ-TTg, ngày 24/10/2016), và để triển khai các Tuyên bố cấp cao của Việt Nam với một số đối tác khu vực quan trọng, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 30/11/2020 tại khách sạn InterContinental Hà Nội Westlake (dự kiến chương trình kèm theo).

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) đã trở thành mối quan tâm của nhiều bên trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các qui định quốc gia, thị trường nhập khẩu và các tiêu chuẩn bền vững cũng đưa TXNG là một trong yêu cầu cần được thiết lập nhằm giảm thiểu việc sản xuất và phân phối thực phẩm không an toàn hoặc kém chất lượng. Nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về các yêu cầu TXNG của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu, các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như hướng dẫn áp dụng hệ thống TXNG trong chuỗi cung ứng thuỷ sản, Hiệp hội VASEP, VINAFIS, IDH tổ chức 02 Khoá tập huấn: “Truy xuất nguồn gốc cho chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu thuỷ sản - Yêu cầu và giải pháp phát triển các ứng dụng”, tổ chức tại Tp. Cần Thơ (19/11/2020) & Tp. Cà Mau (21/11/2020)

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) đã trở thành mối quan tâm của nhiều bên trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các qui định quốc gia, thị trường nhập khẩu và các tiêu chuẩn bền vững cũng đưa TXNG là một trong yêu cầu cần được thiết lập nhằm giảm thiểu việc sản xuất và phân phối thực phẩm không an toàn hoặc kém chất lượng. Nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về các yêu cầu TXNG của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu, các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như hướng dẫn áp dụng hệ thống TXNG trong chuỗi cung ứng thuỷ sản, Hiệp hội VASEP, VINAFIS, IDH tổ chức 02 Khoá tập huấn về:“Truy xuất nguồn gốc cho DN chế biến thuỷ sản - Yêu cầu và giải pháp phát triển các ứng dụng", tổ chức tại Tp. Cần Thơ (18/11/2020) & tại Tp. Cà Mau (20/11/2020)

Hội thảo sẽ cung cấp các kỹ năng và bộ công cụ để giúp doanh nghiệp thuỷ sản xác định và đánh giá tình hình tiêu thụ năng lượng tại DN, xác định các chỉ số hiệu suất năng lượng tối ưu, xây dựng các cơ hội tiết kiệm năng lượng phù hợp với mục tiêu tài chính doanh nghiệp. Những người tham gia cũng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng bộ công cụ tự đánh giá và xác định các cơ hội để cải thiện hiệu quả năng lượng tại doanh nghiệp.

Thực hiện các Nghị Quyết số 19/NQ-CP (năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019, 2020) về việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của doanh nghiệp và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020, trong đó tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ nêu rõ Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan: “Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống thông quan điện tử,… Công khai các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp. Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực hiện thông quan điện tử tự động, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống”. Trong năm 2019, Tổng cục Hải quan đã xây dựng, hoàn thiện cơ chế đánh giá tuân thủ đối với 04 nhóm đối tượng thuộc người khai hải quan và nhóm doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, công khai tiêu chí đánh giá phân loại mức độ tuân thủ và các nội dung quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và trình Bộ ký ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;