Thông báo

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) đã trở thành mối quan tâm của nhiều bên trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các qui định quốc gia, thị trường nhập khẩu và các tiêu chuẩn bền vững cũng đưa TXNG là một trong yêu cầu cần được thiết lập nhằm giảm thiểu việc sản xuất và phân phối thực phẩm không an toàn hoặc kém chất lượng. Nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về các yêu cầu TXNG của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu, các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như hướng dẫn áp dụng hệ thống TXNG trong chuỗi cung ứng thuỷ sản, Hiệp hội VASEP, VINAFIS, IDH tổ chức 02 Khoá tập huấn: “Truy xuất nguồn gốc cho chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu thuỷ sản - Yêu cầu và giải pháp phát triển các ứng dụng”, tổ chức tại Tp. Cần Thơ (19/11/2020) & Tp. Cà Mau (21/11/2020)

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) đã trở thành mối quan tâm của nhiều bên trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các qui định quốc gia, thị trường nhập khẩu và các tiêu chuẩn bền vững cũng đưa TXNG là một trong yêu cầu cần được thiết lập nhằm giảm thiểu việc sản xuất và phân phối thực phẩm không an toàn hoặc kém chất lượng. Nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về các yêu cầu TXNG của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu, các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như hướng dẫn áp dụng hệ thống TXNG trong chuỗi cung ứng thuỷ sản, Hiệp hội VASEP, VINAFIS, IDH tổ chức 02 Khoá tập huấn về:“Truy xuất nguồn gốc cho DN chế biến thuỷ sản - Yêu cầu và giải pháp phát triển các ứng dụng", tổ chức tại Tp. Cần Thơ (18/11/2020) & tại Tp. Cà Mau (20/11/2020)

Hội thảo sẽ cung cấp các kỹ năng và bộ công cụ để giúp doanh nghiệp thuỷ sản xác định và đánh giá tình hình tiêu thụ năng lượng tại DN, xác định các chỉ số hiệu suất năng lượng tối ưu, xây dựng các cơ hội tiết kiệm năng lượng phù hợp với mục tiêu tài chính doanh nghiệp. Những người tham gia cũng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng bộ công cụ tự đánh giá và xác định các cơ hội để cải thiện hiệu quả năng lượng tại doanh nghiệp.

Thực hiện các Nghị Quyết số 19/NQ-CP (năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019, 2020) về việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của doanh nghiệp và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020, trong đó tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ nêu rõ Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan: “Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống thông quan điện tử,… Công khai các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp. Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực hiện thông quan điện tử tự động, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống”. Trong năm 2019, Tổng cục Hải quan đã xây dựng, hoàn thiện cơ chế đánh giá tuân thủ đối với 04 nhóm đối tượng thuộc người khai hải quan và nhóm doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, công khai tiêu chí đánh giá phân loại mức độ tuân thủ và các nội dung quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và trình Bộ ký ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

Nhằm tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu cho các DN thuỷ sản, giúp thực hiện áp mã HS chính xác và tuân thủ tốt các qui định liên quan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Tổng Cục Hải Quan và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức khoá tập huấn "Hướng dẫn áp mã HS đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất nhập khẩu" tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14/11/2020.

Năm nay, đồng bào miền trung phải đối mặt liên tục với các cơn bão lớn, lũ chồng lũ. Với tấm lòng tất cả đều hướng về khúc ruột miền trung thân yêu và ủng hộ đồng bào trong cơn hoạn nạn, chúng ta cần kịp thời có những hành động cụ thể và thiết thực để ủng hộ Đồng bào Miền trung vượt qua những khó khăn hiện nay. Vì vậy, VASEP kêu gọi các Tổ chức, Cá nhân và Doanh nghiệp thủy sản cùng chung tay đóng góp ủng hộ Đồng bào Miền trung.

Chương trình Doanh nghiệp Hải sản Cam kết chống khai thác IUU (Chương trình) được phát động và thành lập ngày 25/9/2017 thuộc Ủy ban Hải sản VASEP với sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp hải sản trên cả nước. Trong ba năm qua, các DN trong Chương trình với sự điều phối của Ban Điều hành IUU VASEP đã triển khai, và phối hợp triển khai cùng các Cơ quan ban ngành thực hiện nhiều hoạt động nhằm chống khai thác bất hợp pháp (IUU), khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Châu Âu và hướng tới xây dựng nghề cá bền vững tại Việt Nam.

Ngày 15/6/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Hiệp định EVFTA và Thông tư có hiệu lực từ 1/8/2020.

Để đánh dấu hiệu lực của Hiệp Định Thương Mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) vào ngày 1 tháng Tám 2020, và thúc đẩy cơ hội giao thương, Cơ quan Ủy Ban Châu Âu sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất những sản phẩm nông nghiệp vào ngày 08-09 tháng Mười 2020.

Nhằm cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP cũng như công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản, Trung tâm Đào tạo và XTTM VASEP (VASEP.PRO) thuộc Hiệp hội VASEP dự kiến tổ chức khóa đào tạo K8.20: “HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản”, ngày 09-10-11/10/2020 tại Tp. Hồ Chí Minh. Để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp tham dự, chương trình sẽ có chính sách hỗ trợ miễn phí và giảm một phần phí tham dự cho các doanh nghiệp.

Các DN tham gia chương trình (dự kiến 05 DN) sẽ được miễn phí áp dụng ứng dụng bộ công cụ đánh giá nhanh, hướng dẫn lập báo cáo theo thông tư 52, được tư vấn giải pháp TKNL, được hỗ trợ lập báo cáo kiểm toán năng lượng (nếu thuộc nhóm DN trọng điểm)...

Ngay sau khi nhận được phản ánh của một số DN cá ngừ về việc màu nền của form EUR1 không phù hợp và không được EU chấp nhận. Hiệp hội VASEP đã chuyển nội dung này sang Bộ Công thương để đề nghị Bộ hỗ trợ cho DN.

(vasep.com.vn) Trước quan ngại của một số doanh nghiệp xuất khẩu về việc màu nền trên C/O không đúng là màu xanh lá cây, có thể ảnh hưởng đến việc hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường EU, Bộ Công Thương đã ngay lập tức trao đổi với đầu mối của EU về vấn đề này. Ngày 31/8/2020, phía EU đã có ý kiến phản hồi, theo đó, EU chấp nhận các C/O với màu nền hiện tại như mẫu mà Việt Nam đã thông báo tới EU. Việc này cũng đang được EU thông báo tới cơ quan hải quan các nước thành viên để đảm bảo các C/O theo mẫu hiện tại mà tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sẽ không bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Chương trình Năng lượng carbon thấp ASEAN (LCEP ASEAN) do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ cho một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Phillippines, Thái Lan và Việt Nam) sẽ thực hiện trong giai đoạn 2019-2022. Tại Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối triển khai các hoạt động về thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng Cục Thủy sản (D-FISH), Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO) phối hợp đồng tổ chức chương trình tập huấn “Thực thi các quy định về lao động trẻ em và chống khai thác IUU trong chuỗi cung ứng hải sản” tại TP. Rạch Giá - Kiên Giang (14/9/2020) và TP. Nha Trang – Khánh Hòa (16/9/2020). Chương trình nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kiến thức về tầm quan trọng và nguyên tắc không sử dụng lao động trẻ em (LĐTE), cũng như nâng cao năng lực phòng chống khai thác IUU và tháo gỡ Thẻ vàng của EU đối với khai thác hải sản của Việt Nam cho cộng đồng đơn vị trong chuỗi cung ứng hải sản, bao gồm: Ngư dân khai thác – cảng cá – chủ nậu vựa - doanh nghiệp XK – cơ quan nhà nước phụ trách quản lý chuyên môn.