Hiện thế giới chỉ còn 6 nước cung cấp tôm sú chủ yếu cho thị trường là Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.

Từ năm 2018, ngoài các chứng chỉ quốc tế, thị trường Mỹ và EU còn yêu cầu tôm nhập khẩu phải có thêm các chứng nhận về quy trình nuôi tôm sinh thái. Để đáp ứng yêu cầu về chứng nhận mới, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) đã liên doanh với nông dân để thực hiện nuôi tôm theo tiêu chuẩn của các chứng nhận quốc tế khác nhau. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) Minh Phú hiện là công ty hiếm hoi trong ngành tôm Việt Nam có cổ đông là người nông dân.

EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,9% tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Tính tới 15/8/2018, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 517,2 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc nắm rõ xu hướng tiêu thụ và những cơ hội, thách thức khi XK sang thị trường này sẽ giúp DN đẩy mạnh XK sang đây. Dưới đây là bài trình bày của ông Jiro Takeuchi - Giám đốc Bonmea GmbH tại Hội thảo “Nhu Cầu Tôm Thế giới và Khả năng cung cấp của Việt Nam đến 2025” trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018.

(vasep.com.vn) Khoảng 40-50% người nuôi tôm ở khu vực sản xuất tôm lớn nhất của Malaysia đã chuyển sang nuôi tôm sú do nhu cầu loài tôm này tăng từ các thị trường NK và giá tôm tại đầm phục hồi.

(vasep.com.vn) Hiệp hội người nuôi tôm Thái Lan dự kiến số lượng người nuôi tôm của nước này sẽ giảm từ 7.000 người (hiện tại) xuống 6.000 người vì các trại nuôi củng cố và mở rộng quy mô.

Chính phủ Úc mới đây đã đưa ra những thay đổi về các điều kiện NK tôm bao bột (Breaded Battered and Crumbed prawn) vào nước này. Quy định sẽ có hiệu lực vào 28/9/2018.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển mạnh tại tỉnh Cà Mau. Năng suất bình quân của mô hình này có thể đạt từ 30 - 50 tấn/ha/vụ.

Với nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm, thời gian qua người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã đầu tư phát triển mạnh diện tích nuôi tôm. Con tôm đã giúp nhiều nông dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đưa không ít người vướng vào thua lỗ, nợ nần. Bên cạnh đó, phát triển “nóng” diện tích nuôi tôm theo kiểu tự phát cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu là người dân không nên nuôi tôm theo kiểu tự phát, tuân thủ quy hoạch và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh của cơ quan chức năng.

Chiều 29/8, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã quyết định trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo trong thời gian tới giá tôm sẽ tiếp tục tăng. Đối với ngành cá tra, Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao đặc biệt là thị trường Trung Quốc do nguồn cung vào dịp cuối năm của nước này cao.

Sản lượng tôm cần giữ mức tăng trưởng 12,7%/năm để đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2025. Trong quý I/2018, VASEP cho hay tăng trưởng ở mức 13,8%. Tuy nhiên những quốc gia nuôi tôm hàng đầu vẫn chưa đạt được mức 12% mỗi năm vào giai đoạn 2014 – 2018.

Để sản phẩm tôm Việt Nam luôn đảm bảo được đầu ra ổn định, việc nghiên cứu thị trường thế giới, khoảng cách cung cầu, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường NK là vô cùng quan trọng. Vấn đề này đã được phân tích cụ thể và sinh động trong bài trình bày của ông Phạm Hữu An, Giám đốc Công ty An Lộc Nguyên tại Hội thảo “Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam đến năm 2025” do VASEP tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/8.

Ngành nuôi tôm Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển do có nhiều thuận lợi về điều kiện nuôi trồng, chế biến và nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội nâng tầm cho ngành tôm vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục ngay. Đây là nhận định của TS. Hồ Quốc Lực, Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN tại Hội thảo “Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam đến năm 2025” do VASEP tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/8.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng vượt 600.000 tấn trong năm 2017, sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ có khả năng giảm trong năm nay do dịch bệnh và giá tôm giảm.