Hai công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2018, riêng giá trị xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.

Để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh cho các sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng và cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước đối thủ, việc phân tích tình hình, đánh giá tác động và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới phát triển bền vững của ngành tôm là hết sức trọng. Ban biên tập Portal VASEP xin giới thiệu bài tham luận “Góc nhìn, đánh giá, đề xuất cho ngành Tôm nuôi Việt Nam” của ông Lê Văn Quang, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch UB Tôm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dưới đây tại Đối thoại bàn tròn ngành thủy sản với chủ đề “Làm thế nào để nâng cao giá trị cho sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam”. Đối thoại bàn tròn do Tổng cục Thủy sản, Bộ NN & PTNT phối hợp với VASEP và Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức ngày 22/11/2018 tại Tp. Hồ Chí Minh.

“Giảm được chi phí khoảng 1/3 so với nuôi theo kiểu truyền thống trước đây, hạn chế được rủi ro do dịch bệnh, tăng năng suất”, đó là khẳng định của ông Lê Văn Hoài ở tại thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, một trong những người tiên phong thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn do Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Linh triển khai.

Loại hình nuôi tôm siêu thâm canh phát triển đã tạo ra hướng đi tích cực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế nuôi trồng thuỷ sản, hướng sản xuất đến chuyên môn hoá và nâng cao năng suất sản xuất. Song, sự phát triển ồ ạt đã đặt ra thách thức lớn trong công tác quản lý về môi trường và an toàn sử dụng điện trong sản xuất.

Sáng 20/11/2018, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình nuôi tôm sú đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2017 - 2018. Hơn 100 đại biểu là người nuôi tôm đến từ các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An và Bạc Liêu tham dự (ảnh).

Ngày 16/11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty Cổ phần Tôn Đông Á tiếp nối chương trình Cùng xây cuộc sống xanh, trao hỗ trợ cho hai mô hình tại Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Nhận thấy rõ những ưu điểm của con tôm thẻ chân trắng trên vùng nước lợ, những năm qua, nông dân Thái Bình đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản truyền thống sang nuôi tôm thẻ. Việc chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi tôm không chỉ giúp bà con nông dân thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất mà còn cung cấp ra thị trường sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để khắc phục tình trạng tôm nuôi thâm canh thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm, Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh trong ao đất có hố xi phông. Đây được xem là cách làm mới và bước đầu phát huy hiệu quả.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh nuôi tôm nước lợ trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với các hình thức nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, luân canh, nuôi kết hợp tôm-cua-cá và tôm - lúa. Trong đó mô hình tôm - lúa được nông dân Bạc Liêu áp dụng từ nhiều năm nay và được các nhà khoa học xác định là mô hình có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.

Đó là nội dung trao đổi tại Hội thảo chuyên đề “Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng phối hợp UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức. Tham dự có đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, các nhà khoa học và bà con nuôi tôm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Ông Nguyễn Văn Phúc, xã Hải Triều (Hải Hậu, tỉnh tỉnh Nam Định) được nhiều người biết đến là một điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Hải Triều. Hiện nay, ông Phúc đang là chủ sở hữu của gần 3ha diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, trong đó, diện tích nuôi tôm sú là chủ yếu… Với năng suất bình quân 15-17 tấn/ha, theo giá thị trường hiện nay, ông đã có thu nhập 400-500 triệu đồng/năm.

Hiện nay, ở các xã khu Đông Tuy Phước, tỉnh Bình Định giá tôm sú đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng. Theo khảo sát, tôm sú cỡ từ 20-30 con/kg có giá từ 240-250 ngàn đồng/kg, tăng từ 15.000-20.000 đồng so với tháng trước.

Ngày 16/11, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học tổng kết thực tiễn về phát triển ngành tôm Bạc Liêu gắn với ứng dụng công nghệ cao, chuỗi giá trị ngành tôm và xây dựng thương hiệu quốc gia. Dự hội thảo có các ông: Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Phân viện Quy hoạch, các tập đoàn, doanh nghiệp nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao…

Theo các chuyên gia, ngành xử lý phụ phẩm tôm có thể mang về 3 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam.

Chỉ tính 10 năm phát triển (2008 -2018), ngành tôm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu. Nó luôn giữ vai trò “trụ đỡ” và góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 42% GDP toàn tỉnh.