Năm nay vùng nuôi xã Cam Bình, TP Cam Ranh - “thủ phủ” tôm hùm ở Khánh Hòa không xảy ra dịch bệnh và thiệt hại do mưa lũ, giá bán tương đối ổn định nên người nuôi thắng lợi.

Sau gần 01 năm triển khai thực hiện Dự án "Nhân rộng mô hình Thích ứng với Biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái Rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long" do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tài trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ trên 200 hộ ngư dân vùng ngập mặn ven biển tại huyện Duyên Hải thực hành đa canh nuôi tôm trên diện tích gần 1.000 ha rừng ngập mặn có chứng nhận sinh thái sản xuất tôm hữu cơ cho xuất khẩu.

Càng gần Tết Nguyên đán, tôm nguyên liệu tăng giá liên tục đã tạo nên khí thế phấn khởi cho người nuôi tôm tại Cà Mau nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Đến nay, từ nghề nuôi đã thu hoạch đạt trên 160 ngàn tấn tôm và con số này sẽ tăng, do lượng xuất khẩu đang tăng mạnh.

Việc phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn (tôm-rừng) ở ĐBSCL những năm qua cho thấy một lợi thế tiềm năng trước biến đổi khí hậu nước biển dâng, Tổng cục Thủy sản và nhiều cơ quan đề xuất mở rộng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn khu vực tỉnh Long An, kết quả quan trắc môi trường nước và tình hình nuôi tôm các năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo khung lịch mùa vụ nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Long An năm 2019, như sau:

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao CPF-Combine Program bao gồm: CPF-Green House, CPF-Turbo Program và chương trình 3C được nông dân các huyện Nhà Bè, Cần Giờ ra sức nhân rộng.

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của 'vua tôm' Lê Văn Quang làm Chủ tịch tiếp tục trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, với kim ngạch năm 2018 đạt 751,2 triệu USD.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi của anh Long Văn Nghĩa (Bạc Liêu) đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng vì mang lại lợi nhuận cao.

Cục sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và công nghệ) vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.

Hiện nay, có 8/13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long có thả nuôi tôm sú, với tổng diện tích khoảng 598.000 ha, trong đó mô hình tôm - lúa và quảng canh cải tiến luôn chiếm diện tích lớn so với các mô hình còn lại.

Việc hình thành khu sản xuất giống tôm công nghệ cao tại Ninh Thuận sẽ khắc phục được tình trạng khan hiếm tôm giống mỗi khi vào vụ và hạn chế tôm kém chất lượng.

Để triển khai mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ hiệu quả, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển căn cứ vào khung mùa vụ chung và tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn.

Khoảng ba chục năm về trước nuôi tôm ở ĐBSCL hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên theo lối “hái lượm” và cách nay dăm năm mới xuất hiện phương pháp thả giống trong “vèo” để hạn chế thiệt hại. Còn bây giờ nuôi tôm đã là chuỗi công nghệ hiện đại kiểm soát môi trường, dịch bệnh đảm bảo tăng trưởng xanh bền vững.

Dự báo ngành tôm 2019, đại diện Thực phẩm Sao Ta (FMC) cho biết chưa thấy dự báo về nguy cơ dịch bệnh tôm nuôi, chỉ có dự báo thời tiết nóng (En Nino) sẽ thuận lợi cho nuôi tôm.

Sở khoa học - Công nghệ tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng thử nghiệm thiết bị Aquablaster trong nuôi trồng thủy sản. Đây là thiết bị mới dùng để tạo ôxy và phân giải các chất hữu cơ có hại dưới đáy ao.