(vasep.com.vn) Ấn Độ chiếm gần 6% sản lượng thủy sản toàn cầu và là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. Trong tài khóa trước, Ấn Độ đã xuất khẩu 12.89.651 tấn thủy sản trị giá 6,68 tỷ USD. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với Rajesh Ravi của FE, KS Srinivas, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu thủy sản (MPEDA), nói về tác động của Covid-19 đối với ngành thủy sản và triển vọng.
Đại dịch có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản không? Xin ông cho biết về xuất khẩu trong tài khóa hiện tại?
Lũy kế xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021 giảm 20,54% về lượng, 13,32% về trị giá tính theo đồng rupee và giảm 17,01% về giá trị tính theo USD Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tài khóa này như thế nào? Có tin gì về việc các container bị giữ lại ở các cảng Trung Quốc và các vấn đề thanh toán.
Xét về giá trị (USD), xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 40% trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020, trong khi khối lượng giảm 36%. Mức tồn kho thủy sản ở Trung Quốc được báo cáo là rất cao, do đó không có đơn đặt hàng mua mới. Sự giám sát Covid chặt chẽ và tăng cường giám sát ở các cấp quản lý địa phương đã dẫn đến việc vận chuyển container chậm và chậm thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Việc trả trước của các nhà nhập khẩu ngày càng ít đi và tổng số tiền thanh toán cuối cùng chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra thông quan Covid-19. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đình chỉ các đơn vị chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc nếu phát hiện vi rút trong lô hàng. MPEDA đã giải quyết các vấn đề của nhà xuất khẩu ở mức độ thích hợp.
Tình hình đánh bắt thủy sản trên biển trong năm tài chính này và những năm sắp tới như thế nào?
Trong thập kỷ qua, sản lượng khai thác cá biển dao động trong phạm vi hẹp từ 3,35 triệu tấn năm 2010 đến 3,69 triệu tấn năm 2019. Sản lượng cao nhất đạt được là 3,94 triệu tấn vào năm 2012, đây cũng là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. MPEDA thông qua tổ chức NETFISH đang thu thập thông tin chi tiết về tàu thuyền đến và cập cảng từ khoảng 100 bến cảng và trung tâm bến cảng dọc bờ biển. Sản lượng các loài xuất khẩu giảm 30% trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đên tháng 1/2021. Các loài chính như mực nang, cá thu Ấn Độ, cá mòi và mực ống đều ít hơn so với năm ngoái.
Đối với sản xuất tôm nuôi thì sao? Diện tích và sản lượng nuôi có tăng so với năm ngoái không?
Sản lượng tôm trong năm tài chính hiện tại đã tăng nhẹ so với sản lượng 652.626 tấn năm trước. Sản lượng tôm năm hiện tại (tháng 4/2020-12/2021) là 651.031 tấn gần như đã đạt được con số sản xuất trong 9 tháng của năm trước. Diện tích nuôi tôm đã tăng 17,84% so với năm 2020.
Thị trường EU và Nhật Bản phản ứng như thế nào đối với các chương trình chất lượng do MPEDA thực hiện?
Tin tưởng vào chương trình chất lượng do Ấn Độ thực hiện, các nhà chức trách Nhật Bản sau khi xác minh tại chỗ hệ thống sản xuất ở Ấn Độ, bước đầu đã giảm việc lấy mẫu nhập khẩu tôm sú Ấn Độ vì chất kháng sinh bị cấm (Furazolidone) từ 100% xuống còn 30% trong tháng 3/2020 và vào tháng 12/2020, họ đã dỡ bỏ hoàn toàn kiểm tra. Hiện nay, tôm sú Ấn Độ được lấy mẫu ngẫu nhiên thường xuyên. Các cuộc đàm phán gần đây với các nhà chức trách EU cho thấy họ đã lưu ý đến các hệ thống do Ấn Độ áp dụng và các trường hợp từ chối do dư lượng kháng sinh đã giảm xuống. Nhưng họ sẽ chỉ đưa ra quyết định sau khi có xác minh thực tế về tiến độ có thể thực hiện được khi nới lỏng các hạn chế đi lại do đại dịch.
Còn sản xuất thủy sản giá trị gia tăng xuất khẩu thì sao?
Sản xuất hàng giá trị gia tăng đang diễn ra chậm trong ngành xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ và hiện chỉ đóng góp 6,95% tổng giá trị xuất khẩu tính theo USD. Trong giai đoạn 2019-20, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng tăng 12,06% về khối lượng so với năm trước. Nhưng giá trị giảm gần 6% theo đồng rupee và 4,14% theo USD. Các nhà xuất khẩu đầu tư vào giá trị gia tăng ít hơn, do chi phí ban đầu cao và các thông số kỹ thuật nghiêm ngặt.
Việc xây dựng thương hiệu thủy sản Ấn Độ đang đến đâu và bán hàng tại siêu thị đã thành công như thế nào?
Thủy sản Ấn Độ đã có mặt tại các chuỗi siêu thị và nhà hàng lớn tại hơn 100 quốc gia. Gần 95% trong số này mang thương hiệu của nhà nhập khẩu, xuất xứ sản phẩm từ Ấn Độ còn hạn chế do khả năng truy xuất nguồn gốc kém.
MPEDA đã khởi xướng một số hoạt động như phát hành các video ngắn thông qua mạng xã hội, quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động xúc tiến trực tuyến để quảng bá thương hiệu thủy sản Ấn Độ. Chiến dịch có mục tiêu tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với thủy sản Ấn Độ, vốn được người tiêu dùng làm trung tâm và nhắm đến đối tượng bị cách ly ở Mỹ.