MPEDA thúc đẩy Ấn Độ trở thành trung tâm chế biến thủy sản

(vasep.com.vn) Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy hải sản của Ấn Độ (MPEDA) khuyến khích các công ty thủy sản ở Châu Âu và Mỹ triển khai hoạt động chế biến ở Ấn Độ thay vì Trung Quốc.

Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, là một trung tâm khổng lồ chuyên chế biến cá nguyên con thành phi lê, block và thăn, cùng các sản phẩm khác. Năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản Trung Quốc đạt 21 tỷ USD, phần lớn trong số đó được chế biến từ nguyên liệu thô nhập khẩu từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Ấn Độ xếp sau Trung Quốc rất xa về XK phi lê cá, mực ống tube và cắt khoanh, cua chế biến, do lượng sản phẩm này chủ yếu đến từ đánh bắt trong nước. 

Mối quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực chế biến của Ấn Độ xuất hiện khi Trung Quốc đối mặt với những thách thức đáng kể trong lĩnh vực chế biến. Bên cạnh việc gia tăng chi phí lao động, quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi, EU cũng trở nên “cứng rắn” hơn đối với Trung Quốc.

Ấn Độ có thể giành được thị phần từ Trung Quốc bằng cách tận dụng công suất cấp đông hàng ngày tới 35.000 tấn để tái chế biến và XK thủy sản từ châu Âu và Mỹ.

Chú thích ảnh

Ấn Độ có rất nhiều lợi thế trong chế biến thủy sản

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà chế biến ở Đại Liên và Thanh Đảo phải đối mặt với sự kiểm tra hà khắc của hải quan đối với việc NK nguyên liệu thô trong thời kỳ đại dịch, cũng như tình trạng thiếu lao động trầm trọng do phong tỏa.

Ông cho rằng Ấn Độ có rất nhiều lợi thế trong chế biến thủy sản. Ấn Độ hiện mới chỉ sử dụng 30% công suất cấp đông. Các nhà máy Ấn Độ có đủ khả năng đáp ứng nếu châu Âu muốn đầu tư tái chế biến và xuất khẩu các sản phẩm như cá hồi, cá tuyết hoặc cá haddock hay bất kỳ loài nào khác.

Theo Liên hợp quốc, dân số Ấn Độ sẽ đạt mức cao nhất là 1,7 tỷ người vào những năm 2060, dân số trong độ tuổi lao động lớn. Điều này có thể giúp Ấn Độ trở thành một lựa chọn tốt cho lĩnh vực kinh doanh chế biến thủy sản. Trong khi dân số Trung Quốc đang ngày một già đi và có khả năng suy giảm.

Chi phí lao động của Ấn Độ là yếu tố vô cùng cạnh tranh. Chế biến cá là một ngành kinh doanh sử dụng nhiều lao động, đây sẽ là lợi thế lớn của Ấn Độ. Ấn Độ cũng có năng lực và cơ sở hạ tầng đảm bảo. Nhiều công ty Ấn Độ có sản phẩm tôm và hải sản xuất khẩu lớn trên thế giới, vì vậy Ấn Độ có chuyên môn trong ngành chế biến.

Chú thích ảnh

Chi phí lao động của Ấn Độ là yếu tố vô cùng cạnh tranh

Sản phẩm có thể được chế biến ở Ấn Độ bao gồm cá tuyết, cá haddock, cá nổi và thậm chí cả tôm hùm đánh bắt ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Do Ấn Độ gần châu Âu hơn so với Trung Quốc nên việc vận chuyển các sản phẩm này đến và đi từ Ấn Độ qua Địa Trung Hải và kênh đào Suez sẽ nhanh hơn và rẻ hơn.

Trở ngại lớn nhất của Ấn Độ trong việc xây dựng lĩnh vực tái chế biến thành công là Chính phủ Ấn Độ, với các quy định hải quan khiến việc nhập khẩu nguyên liệu thô của các nhà máy chế biến trở nên rất khó khăn.

Có rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu thô, xin giấy phép, giấy phép vệ sinh, thủ tục hải quan.. Đây có lẽ là nguyên nhân ngăn cản các công ty quốc tế lớn đầu tư vào Ấn Độ, ngay cả khi Ấn Độ có những lợi thế không thua kém Trung Quốc. Vì vậy, muốn phát triển ngành chế biến, Chính phủ Ấn Độ cần phải có một chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục