Ngành nông nghiệp và thủy sản Việt Nam đang quay sang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), mạng lưới vạn vật kết nối internet và công nghệ thông tin (IT) tiến bộ khác khi tìm cách gia tăng xuất khẩu.
Tập đoàn thủy sản Minh Phú, trang trại nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, lên kế hoạch sử dụng hệ thống AI để giảm nhân công và cải thiện việc kiểm soát chất lượng. Sau khi triển khai, việc quản lý nước, tăng trưởng của tôm và cho ăn, trước đó cần hai người cho một bể, sẽ chỉ cần một người cho 50 bể.
Công ty muốn hầu hết các bể nuôi của mình hoạt động dưới sự kiểm soát của AI vào năm 2019, và giảm 70% hoạt động quản lý cho ăn vào năm 2018. Người lao động dư thừa sẽ được chuyển sang các nhà máy chế biến hoặc những hoạt động khác.
Minh Phú, xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, ghi nhận doanh thu bán hàng 12.000 tỷ đồng (tương đương 515 triệu USD) trong năm 2017.
Bên cạnh đó, phải kể đến dự án xây dựng một trang trại sữa với 22.000 con bò tại thành phố phía Nam của Cần Thơ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Công ty đã dành riêng khoảng 4.000 tỷ đồng cho cơ sở 6.000 ha, và sẽ trở thành trang trại lớn nhất của Vinamilk.
Máy cảm biến và vi mạch sẽ kiểm soát chuồng, vệ sinh ăn uống, cũng như giám sát sự tăng trưởng của bò. Trong vài năm tới, công ty hy vọng sử dụng robot để cho ăn và lấy sữa tự động.
Trang trại mới này là ví dụ cho sáng kiến “Công nghệ 4.0” của chính phủ, gồm việc sử dụng AI và mạng lưới vạn vật kết nối internet để tạo ra sự đổi mới, các ngành mang lại giá trị.
Theo Nikkei Asia Review, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng hướng đến ngành nông nghiệp. Công ty AgriMedia, có trụ sở tại Hà Nội, dự kiến cung cấp thông tin thời tiết từng vùng, cũng như cập nhật những mối đe dọa về sâu bệnh cho các công ty nông nghiệp và người nông dân. Tính đến tháng 8, đã có khoảng 100 địa điểm quan sát trên cả nước, với công ty lên kế hoạch tăng con số này lên 4 lần vào năm 2019.
AgriMedia đã hợp tác với các nhà mạng di động VinaPhone và MobiPhone để chuyển thông tin qua tin nhắn đơn giản, không yêu cầu sử dụng điện thoại thông minh đắt tiền hoặc máy tính. Startup này có 4 triệu người dùng miễn phí và 300.000 tài khoản đang ký có trả phí, với một lượng lớn là người dân trồng mía và cà phê.
Trong năm 2016, nhà khổng lồ IT của Việt Nam, FPT đã hợp tác với công ty Fujítu của Nhật Bản để khởi động “các nhà máy nông nhiệp thông minh” tại Hà Nội. Trong khi đó, Tập đoàn VinGroup đang triển khai IT để quản lý thương hiệu rau sạch VinEco.
Việt Nam đang tham gia làn sóng thương mại tự do. Ngoài các thỏa thuận thương mại song phương, Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiện, chính phủ mong muốn ngành nông nghiệp và thủy sản tham gia ngành công nghệ và may mặc trong việc gia tăng xuất khẩu.
Các hộ nông nghiệp chiếm 60% dân số Việt Nam, nhưng hầu hết là thu nhập thấp. Những nỗ lực tăng năng suất và chất lượng nông nghiệp trước đây đều thất bại. Đặc biệt, xuất khẩu vải, một loại quả phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á, gặp trở ngại vì chất lượng vệ sinh ngheo nàn tại các trang trại.
Tuy nhiên, với điện thoại thông minh và máy tính đang bám rễ tại các vùng nông thôn, và cơ sở hạ tầng IT cải thiện, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ giúp công nghệ tiên tiến dễ tiếp cận và rẻ hơn, người nông dân bắt đầu gặt hái lợi nhuận.
(Theo Vietnambiz)