Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Việc xây dựng các giải pháp thích hợp và hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai phụ thuộc vào việc dự đoán đầy đủ về kết cục của các hành động quản lý.

Khung tích hợp về biến đổi khí hậu (IPCC 2001)

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản

       Ảnh hưởng của BĐKH có thể hiện diện ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô (Macfadyen and Allison, 2009):

- Ở cấp độ ngành: BĐKH có thể ảnh hưởng đến thu nhập, tài sản, và sinh kế của ngư dân, người nuôi, các nhà chế biến thủy sản và những người tham gia vào thị trường và cung ứng đầu vào cho ngành.

- Ở cấp độ nền kinh tế quốc gia: BĐKH ảnh hưởng đến doanh thu, xuất khẩu, lượng cung thủy sản tính trên đầu người và đóng góp trong việc giải quyết việc làm và GDP.

Ngành thủy sản Việt Nam

       Thủy sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp khoảng 4% GDP và được xem như nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an ninh lương thực (FAO, 2010).

       Đối với khẩu phần ăn của người Việt Nam, cá được xem là nguồn cung cấp protein chính, chiếm 40% lượng thực phẩm tiêu thụ (FAO, 2011). Riêng hoạt động khai thác thủy sản đã thu hút gần 700.000 lao động trực tiếp (TCTK, 2011) và theo dự tính có khoảng 4 triệu người Việt Nam tham gia vào ngành này.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam (VASEP, 2018)

 

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2018)

Các mối nguy liên quan đến khí hậu tại Việt Nam

Vùng

Khu vực bị thiên tai

Các mối nguy về thiên tai

Bắc

Đồng bằng sông hồng

Lụt, bão, sóng dâng cao

Trung

Các tỉnh duyên hải miền Trung

Bão, sóng dâng cao, hạn hán, xâm nhập mặn

Nam

Đồng bằng sông Cửu Long

Lụt, bão, sóng dâng cao, xâm nhập mặn

BĐKH tác động như thế nào đến ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam?

       Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

       Việt Nam cũng được xếp hạng là một trong những quốc gia trên thế giới có khả năng thích ứng thấp trước các tác động này.

       DARA ước tính sự mất mát từ biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản có thể lên đến gần 2% GDP vào năm 2030.

Một số ảnh hưởng của BĐKH đối với ngành thủy sản Việt Nam (USAID, 2017)

Dự báo về khí hậu

Nhiệt độ tăng 1-2oC vào năm 2050

Tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, bão, lụt

Mực nước biển tăng thêm 28–33 cm vào năm 2050

Tác động của BĐKH lên KTTS

- Nhiệt độ nước biển tăng

- Tăng cường độ và mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Mực nước biển dâng

Thay đổi sinh lý học của cá (ví dụ, tăng trưởng nhanh hơn nhưng dễ bị bệnh hơn)

Thay đổi sự phân bố và thành phần loài; di cư đến vùng biển lạnh hơn

Tăng độ mặn, dẫn đến cá chết và di cư

Mất sinh kế; tăng di cư đến các đô thị

Dự báo về khí hậu

Nhiệt độ tăng 1-2oC vào năm 2050

Tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán, bão, lụt

Mực nước biển tăng thêm 28–33 cm vào năm 2050

Tác động của BĐKH lên NTTS

- Nhiệt độ tăng

- Thay đổi lượng mưa

- Tăng lượng CO2

- Nước biển dâng

Dịch bệnh nhiều hơn

Thiếu nước ngọt và thay đổi chất lượng nước có thể hạn chế hoạt động sản xuất

Lượng CO2 gia tăng dẫn đến sự axit hóa các nguồn nước và làm giảm năng suất

Giảm diện tích có thể dùng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản 

Một vài thông tin về tác động của BĐKH: Bão Damrey

       o Damrey (vào tháng 11 năm 2017) gây ra thiệt hại hơn 700 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa, là bằng chứng về sự kiện khí hậu cực đoạn.

       Cơn bão đánh chìm và phá hủy 1.141 tàu thuyền và ngư cụ, phá hủy 44.320 lồng nuôi và 3.270 bè nuôi cùng với cơ sở hạ tầng.

Một vài thông tin về tác động của biến đổi khí hậu: Nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL

       Mức nước tăng 2-2,5 m được dự báo sẽ ảnh hưởng đến 62% ao nuôi cá tra ở An Giang. Lũ gia tăng cần có bờ kè cao hơn, chi phí xây dựng và bảo trì trang trại do đó cũng tăng (DARA, 2014).

       Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2010) cho thấy tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi cá tra sẽ rất tiêu cực. Nếu không có sự thích ứng, thu nhập ròng có thể sẽ giảm 300 triệu đồng/ ha vào năm 2020. Đến năm 2050, con số này có thể gấp 3 lần.

Tại sao ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam dễ bị tổn thương bởi BĐKH?

       Nhiều ngư dân sử dụng tàu truyền thống, đôi khi không có thiết bị định vịchỉ hoạt động trong phạm vi  bán kính vài dặm ngoài khơi và chỉ có thể hoạt động ít ngày trong năm vì không thể thích ứng được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt;

       Người nuôi trồng thủy sản thiếu tiếp cận với các công cụ quản lý rủi ro (dự báo thời tiết, bảo hiểm…);

       Nhiều người nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ đơn giản, phụ thuộc vào các hệ sinh thái tự nhiên (giống tự nhiên) và ít  phục hồi được trước thiệt hại thiên tai;

       Việc quản lý ngành thủy sản chưa thực sự hiệu quả ngay cả khi cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái để quản lý nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản đã bước đầu được quan tâm thực hiện.

Một vài lưu ý về thích ứng với BĐKH và  phát triển bền vững

       Phát triển bền vững quan điểm cân bằng ba yếu tố: phát triển kinh tế, xã hội và môi trường (Burtland (ed.), 1987). Duy trì và phát triển ngành thủy sản cần dựa trên cách tiếp cận tích hợp về khía cạnh xã hộisinh thái.

       Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản đã được ghi nhận trong NTP 2008, nhưng vẫn chưa thực sự được đưa vào chiến lược hoặc hành động của ngành.

       Việc xây dựng các giải pháp thích hợp và hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai phụ thuộc vào việc dự đoán đầy đủ về kết cục của các hành động quản lý.

Tích hợp BĐKH trong quản lý bền vững ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản

       Thực hiện phương pháp tiếp cận hệ sinh thái để quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

       Cải thiện hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường an toàn trên biển.

       Giảm việc khai thác quá mức và công suất dư thừa.

       Hỗ trợ thành lập các khu bảo tồn biển, bảo tồn rạn san hô và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

       Ban hành các hướng dẫn trong thời gian thời tiết nóng, để hạn chế sự mất mát từ các trại nuôi.

       Đa dạng sinh kế.

       Bảo hiểm (đặc biệt cho ngành NTTS).

       Nâng cao nhận thức cấp cộng đồng và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.  

Bài trình bày của TS. Quách Thị Khánh Ngọc - Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang tại Hội thảo “Hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại - Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản” trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục