Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là “vựa” thủy sản của cả nước với đóng góp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng, đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu của vùng
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt hàng tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước. Trong đó, ĐBSCL được mệnh danh là “vựa” thủy sản của cả nước khi cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; xuất khẩu cá tra chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu của vùng.
Ngành Thủy sản Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hướng đến một ngành thủy sản phát triển năng động mạnh mẽ mang lại lơi nhuận và bền vững và mục tiêu của ngành.
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào việc phát triển công nghệ đổi mới và phương pháp quản lý tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản là một ngành đóng vai trò quan trọng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai đối với các sản phẩm thủy sản, chiếm vị trí quan trọng trong ngành kinh tế Việt Nam.
Theo thống kê, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016 tăng hơn 7%, tương đương trên 7 tỷ USD. Chiếm khoảng 24% tổng xuất khẩu nông lâm ngư nghiệp. Trong tháng 7 năm 2017, tổng sản lượng thủy sản và thủy sản đạt hơn 4.000 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm ngoái.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học để nâng chất lượng
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, TP Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản với vị thế thuận lợi nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL và được định hướng trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của toàn vùng. Do đó, với mục tiêu liên kết sản xuất, phát triển và hội nhập TP Cần Thơ sẽ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết thêm, Cần Thơ có gần 52.000ha diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản, chiếm gần 37% diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung ở các quận, huyện như: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Ô Môn và Thốt Nốt. Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố là gần 11.400ha với sản lượng gần 200.000 tấn. Các đối tượng nuôi chính là: cá tra, cá rô, cá lóc, cá rô phi, tôm càng xanh… Trong đó, xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt gần 132 nghìn tấn với giá trị 550 triệu USD, chiếm tỷ trọng 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố.
Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành thủy sản luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: vấn đề về môi trường, dịch bệnh, suy thoái giống, biến đổi khí hậu… Vì vậy, việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đảm bảo hội nhập kinh tế và bắt kịp xu hướng phát triển khoa học công nghệ quốc tế.
(Theo Pháp luật VN)