(vasep.com.vn) Sau sự phục hồi trong tháng 5 và 6, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản lại tiếp tục tụt dốc. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 7/2018 chỉ đạt 12 triệu USD, giảm 18% so với tháng 7/2017. Tuy nhiên do sự tăng trưởng tốt trong những tháng trước đó, nên tổng giá trị XK mực, bạch tuộc trong 7 tháng đầu năm nay vẫn tăng 3,5%, đạt hơn 80 triệu USD.
Việt Nam đang XK chủ yếu mực sống, tươi và đông lạnh sang thị trường này, chiếm 43% tổng giá trị XK. Tiếp đến là bạch tuộc chế biến chiếm 28%; bạch tuộc sống, tươi, đông lạnh và khô chiếm 22%; còn lại mực chế biến khác.
XK các sản phẩm mực của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay giảm 11,6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, XK các sản phẩm bạch tuộc tăng 26%. Năm nay, tỷ trọng XK các sản phẩm bạch tuộc sang Nhật Bản có xu hướng tăng.
Theo ITC, 5 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 134,2 triệu USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2017. Bốn nguồn cung chính cho Nhật Bản gồm Trung Quốc, Việt Nam, Peru và Thái Lan. Nhật Bản có xu hướng tăng NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam và giảm NK từ các nguồn cung còn lại.
Theo báo cáo của Nikkei Asian Review, Nhật Bản NK bạch tuộc từ châu Phi trong tháng 4/2018 tăng 70% so với năm 2017 do vụ xuân ở Morocco có sản lượng khai thác thấp và tiêu thụ tăng ở Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Điều này đã đẩy giá bạch tuộc tại Nhật Bản lên cao.
Hiện Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào NK từ Morocco và Mauritania. Do tháng 4 và 5 là thời kỳ nghỉ ngơi sinh học đối với bạch tuộc ở Morocco và Mauritania, vì vậy nguồn cung thời gian này thường thấp. Do đó, các nhà NK Nhật Bản chuyển hướng sang Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm gần đây, nguồn cung thấp vào mùa xuân đã khiến các công ty thương mại phải tìm đến các nguồn khác, như Indonesia và Nam Mỹ.
Mực chế biến (HS 160554) là mặt hàng NK nhiều nhất vào Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay với giá trị đạt 102 triệu USD; tiếp đến bạch tuộc chế biến (HS 160555) với 31,8 triệu USD.
Trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản; giá trị NK bạch tuộc chế biến (HS 160555) tăng mạnh nhất 13,4%, NK các sản phẩm mực đều giảm.
Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)
|
Nguồn cung
|
T1-T5/2017
|
T1-T5/2018
|
Tăng, giảm (%)
|
TG
|
138.246
|
134.174
|
-2,9
|
Trung Quốc
|
109.476
|
102.375
|
-6,5
|
Việt Nam
|
13.120
|
17.530
|
33,6
|
Peru
|
6.206
|
5.622
|
-9,4
|
Thái Lan
|
5.825
|
5.658
|
-2,9
|
Philippines
|
564
|
1.340
|
137,6
|
Indonesia
|
800
|
1.048
|
31,0
|
Hàn Quốc
|
1.979
|
267
|
-86,5
|
Tây Ban Nha
|
136
|
151
|
11,0
|
Giá trung bình NK mực, bạch tuộc vào Nhật Bản, T1-T5/2018 (Giá: USD/kg; Nguồn: ITC)
|
Nguồn cung
|
T1
|
T2
|
T3
|
T4
|
T5
|
TG
|
6,79
|
6,58
|
6,80
|
6,54
|
6,47
|
Trung Quốc
|
6,35
|
6,10
|
5,88
|
6,17
|
6,29
|
Việt Nam
|
8,19
|
8,74
|
8,60
|
8,49
|
8,56
|
Peru
|
3,96
|
6
|
7,53
|
5,42
|
5,01
|
Thái Lan
|
15
|
17
|
17
|
20
|
16
|
Philippines
|
10
|
14
|
9,29
|
10
|
10
|
Indonesia
|
10
|
10
|
10
|
6,62
|
11
|
Hàn Quốc
|
28
|
28
|
26
|
9,67
|
12
|
Tây Ban Nha
|
26
|
17
|
50
|
23
|
36
|