Số lượng cua tuyết Alaska giảm do nhiệt độ biển Bering tăng

(vasep.com.vn) Các nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của quần thể cua tuyết ở Biển Bering của Alaska có thể liên quan đến sự tăng nhiệt độ.

Cua tuyết có khả năng biến nhiệt cao, chỉ có thể tồn tại trong một phạm vi nhiệt độ nước lạnh hẹp. NOAA đã quan sát thấy loài này phát triển tốt nhất ở vùng nước có nhiệt độ từ 2 độ C (35,6 độ F) trở xuống.

Từ năm 2018 đến 2019, NOAA đã ghi nhận nhiệt độ nước biển Bering ở mức hơn 3 độ C. Nhiệt độ nước biển Bering tăng từ 1,52 độ năm 2017 lên 3,5 độ vào năm 2018. Trong 2019, vùng nước ấm duy trì với nhiệt độ trung bình là 3,33 độ, cao hơn khoảng 2 độ so với mức trung bình được ghi nhận trong hai thập kỷ qua.

Chú thích ảnh

Các nhà khoa học thuộc Bộ Thủy sản Alaska cho rằng nhiệt độ tăng gây bất lợi cho quần thể cua Alaska, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong 2018 và 2019. Bộ thủy sản Alaska dự đoán rằng sẽ phải mất ít nhất 4 năm nữa trước khi quần thể cua đực non nặng khoảng 50 triệu pound sẽ lột xác bốn lần và phát triển từ khi mai chỉ dài khoảng 50 milimét (2 inch) đến kích thước trưởng thành và có thể thu hoạch ít nhất là 95 mm (3,74 inch). Kích thước đánh bắt hợp pháp ở Alaska là 3,1 inch.

Nhiệt độ nước lại giảm xuống 1 độ C vào năm 2022, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận kể từ năm 2013.

Theo Erin Fedewa, nhà sinh vật học nghiên cứu thủy sản của NOAA, nếu nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố không gian của các loài săn mồi, như cá tuyết Thái Bình Dương, với những năm có nhiệt độ ấm áp có thể rời cá tuyết đến cùng vùng với cua tuyết. 

Một trong những giả thuyết khác đó là nhiệt độ thay đổi có thể khiến quá trình trao đổi chất của cua tăng lên trong khi không có đủ thức ăn cho chúng.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục