Đó là một trong những đề xuất tại Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2016 và một số giải pháp phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng 14-12 tại An Giang.
Với sự nỗ lực lớn của các địa phương, người nuôi và cộng đồng doanh nghiệp, ước thực hiện diện tích nuôi cả năm khoảng 5.000ha, sản lượng 1,2 triệu tấn (tăng 9% sản lượng so 2015). Tổng giá trị xuất khẩu năm nay ước đạt khoảng 1,67 tỉ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. Các thị trường Mỹ, EU, Hồng Công, Trung Quốc, châu Mỹ và Ả Rập Xê-út… vẫn là những thị trường nhập khẩu truyền thống chiếm 79,2% tỷ trọng các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất cá tra giống, cá tra bột cũng tăng trưởng khá với khoảng 1% so cùng kỳ, diện tích đạt 1.500ha, sản lượng 16,5 tỉ con.
Năm 2017 dự báo sẽ là năm có lợi thế rất lớn cho ngành hàng cá tra Việt Nam. Thị trường Trung Quốc cho thấy dấu hiệu tốt, có thể vượt Mỹ, thành nước nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam. Hiện cả nước có 20 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng khoảng 80% toàn ngành chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ hơn 70% tổng sản lượng cá nguyên liệu nên việc kiểm soát và định hướng chiến lược phát triển ngành cá tra Việt Nam rất khả quan. Do đó, Bộ NN&PTNT đưa ra các nhóm giải pháp chính để phát triển bền vững ngành hàng cá tra năm 2017, gồm: Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Đa dạng sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm giá trị gia tăng. Tăng cường liên kết trong tổ chức sản xuất, trong đó khuyến khích chuỗi giá trị. Tăng cường cơ chế quản lý và xây dựng cơ chế chính sạch phù hợp. Phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong đó quan tâm hơn thị trường nội địa. Xem xét khả năng thành lập trung tâm giao dịch hoặc sàn giao dịch các sản phẩm cá tra và vật tư đầu vào…
Dự báo, diện tích nuôi cá tra thương phẩm năm 2017 đạt từ 5.000 – 5.500ha, sản lượng hơn 1,15 triệu tấn và kim ngạch hơn 1,7 tỉ USD.
Báo Cần Thơ