Ngành thủy sản đầu tư 1,75 triệu USD cho Dự án nuôi tôm, cá tra bền vững tại ĐBSCL

Ngày 22/8 trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018, nhóm Hợp tác Công tư Thủy sản (PPP Thủy sản) đã kí kết thỏa thuận triển khai Dự án "Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua Hợp tác Công tư" để giải quyết những khó khăn trong việc nuôi tôm nước lợ và cá tra.

Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về xuất khẩu tôm nuôi nước lợ và là nhà sản xuất và xuẩt khẩu hàng đầu về cá tra trên thế giới. Trong đó, Đồng bằng sông Cứu Long (ĐBSCL) là khu vực sản xuất chính, chiếm hơn 80% sản lượng tôm và 95% sản lượng cá tra.

Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ và cá tra ở ĐBSCL đang phải đối mặt với một số thách thức về hiệu quả quản lý dịch bệnh, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, và nuôi trồng chưa cao cũng như khả nảng đáp ứng yêu cầu của thị trường về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để giải quyết các thách thức trên đối với hai ngành hàng Thủy sản mũi nhọn của Việt Nam, nhóm PPP Thủy sản thống nhất xây dựng và đồng triển khai dự án: “Hỗ trợ phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua Hợp tác công tư".

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường hiệu quả quản lý dịch bệnh trên cơ sở hoàn thiện hệ thống quan trằc môi trường cảnh bảo dịch bệnh; cải thíện năng suất nuôi trồng tôm và cá tra thông qua xây dựng quy trình nuôi trồng tôm, cá tra theo chuỗi cung ứng; và hỗ trợ các doanh nghiệp tôm và cá tra xây dựng, cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Nhóm PPP Thủy sản do Tổng cục Thủy sản (D-FiSh), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vàTổ chức Sảng kiến Thương mại Bền vững IDH đồng chủ trì, cùng với các thành viên VINAFIS, Viện Quy hoạch và Kinh tế Thủy sản VIFEP, Tổ chức Hợp tác Ouốc tế CHLB Đức GIZ, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF.

Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư là 1,75 triệu USD, trong đó đóng góp cảa khu vực Nhà nước là 300 nghìn US, khu vực Tư nhân là 810 nghìn USD, của Tổ chức IDH là 510 nghìn USD, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác là 110 nghìn USD. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến hết tháng 12/2020. 

nganh thuy san dau tu 175 trieu usd cho du an nuoi trong thuy san ben vung tai dbscl
TS. Phạm Anh Tuấn, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề Cá Việt Nam phát biểu tại Hội chợ VIETFISH 2018. Ảnh: Ánh Dương.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội nghề Cá Việt Nam cho biết, dự án sẽ đề xuất quy trình và triển khai thử nghiệm (pilot) các mô hình nuôi tôm, cá tra nâng cao tỷ lệ sống, giảm hóa chất, kháng sinh.

Đồng thời, tập hợp các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của một số thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và cung cấp cho doanh nghiệp thông qua đào tạo, tập huấn. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu thị trường, và tiếp cận Global Seafood Task Force.

Dự án do VINAFIS và VASEP điều phối thực hiện, với các đối tác Tổng cục Thủy sản, Cục Thú Y, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh ĐBSCL, các doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL, các hiệp hội, tổ chức phi chinh phủ như IDH, WWF, GIZ, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (MTSA) và các đơn vị chức năng khác có liên quan.

Đây là một ví dụ điển hình của mô hình Hợp tác công tư nhằm huy động và phối hợp nguồn lực từ khối Nhà nước và Tư nhân để giải quyết các thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam.

(Theo Vietnambiz)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục