An Giang: Tăng lợi nhuận cho người ương giống cá tra

Hoạt động ương giống cá tra tại tỉnh phát triển hơn 30 năm, hình thức sơ khai là người dân vớt cá bột tự nhiên trên sông Hậu, sông Tiền để ương nuôi, cung cấp giống ra thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của nghề nuôi cá tra thời điểm đó, nguồn giống tự nhiên không đảm bảo, đòi hỏi phải có quy trình tạo giống chuyên nghiệp, tỷ lệ sống cao. Năm 1997, từ sự giúp đỡ của các tổ chức, chuyên gia nước ngoài, An Giang ương nuôi thành công nguồn cá giống chất lượng, phục vụ thị trường thời “hoàng kim” của con cá tra.

An Giang Tăng lợi nhuận cho người ương giống cá tra

Theo sự thăng trầm của cá, hoạt động ương cá tra giống cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hiện tượng biến đổi khí hậu, chất lượng nước sụt giảm, giá vật tư đầu vào tăng cao, càng làm cho người ương giống nản lòng. Trước tình hình đó, trung tâm Khuyến nông An Giang triển khai dự án “Xây dựng mô hình ương cá tra 2 giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” giai đoạn 2023-2024 tại An Giang và Đồng Tháp, với 9 hộ tham gia. Mô hình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất đạt hiệu quả vượt trội, tỷ lệ sống trung bình 15,7%, năng suất trên 15 tấn/ha, lợi nhuận tăng 16,8% so với cách nuôi truyền thống.

Dự án đã xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ với Công ty TNHH XNK Thủy sản NEWSTAR và Hội quán cá tra Hồng Tâm. Mô hình đang được nhân rộng tại 21 hộ ở An Giang và Đồng Tháp với quy mô 19,8ha. 

Mô hình giúp phát triển nghề ương cá tra theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, cải thiện thu nhập và nâng cao giá trị cho người dân vùng ĐBSCL.

(t/h)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục