Năm 2020, Châu Âu giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp

(vasep.com.vn) Theo ông Henk Brus, Giám đốc điều hành của Pacifical, khi đại dịch covid mới bắt đầu, doanh số bán cá ngừ đóng hộp tại các siêu thị Châu Âu bùng nổ nhưng nhập khẩu của khối năm 2020 vẫn giảm, xu hướng này có thể tiếp tục trong năm 2021.

Năm 2020 Châu Âu giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp

Trái ngược với xu hướng tăng trưởng tại thị trường Mỹ, tổng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào Châu Âu (EU27), thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, năm 2020 đã giảm 12% so với năm 2019, đạt 468.761 tấn. Ước tính khoảng 4.000 container 20ft được giao dịch trong năm qua.

Trong đó, Ecuador là nguồn cung cá ngừ quan trọng cho EU, đã giảm ¼ lượng xuất khẩu sang EU. Xuất khẩu của Philippines và Mauritius cũng bị sụt giảm. Thay vào đó, xuất khẩu của Papua New Guinea (PNG) sang các nước EU tăng 19%, đặc biệt là sang thị trường Đức.

Theo quan điểm của mình, ông Brus cho rằng sự sụt giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Châu Âu là do sự sụp đổ của ngành dịch vụ thực phẩm và sự suy giảm hoạt động du lịch do đại dịch Covid-19, đặc biệt là ở Nam Âu.

Ông dự đoán nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào EU sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2021, không vượt quá mức của năm 2020. Ông cho biết nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình tuy có phục hồi nhưng chậm. Bên cạnh đó, các thương hiệu bị mất khá nhiều thị phần vào tay các nhãn hiệu tư nhân và họ sẽ phải giành lại trong nửa cuối năm nay.

MSC (Hội đồng Quản lý Biển) đang trở thành tiêu chuẩn ở khu vực Bắc và Trung Âu, ngày càng nhiều các nhà bán lẻ và thậm chí các cửa hàng giảm giá áp dụng.

Đồng euro tăng giá

Việc đồng euro tăng giá so với đồng đô la năm ngoái đã làm tăng sức mua của Châu Âu, đặc biệt là từ các nước như Ecuador, Philippines, và PNG.

Khoảng 60% khối lượng cá ngừ đóng hộp tại Châu Âu được mua bằng đô la. Do đó, đồng euro tăng giá hay giảm giá ảnh hưởng đến sức mua của các nhà nhập khẩu Châu Âu và làm cho hàng nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn hay kém hấp dẫn hơn.

Cá ngừ được chứng nhận MSC ở Châu Âu đang gia tăng

Các đơn hàng nhiều hơn, đặt biệt là từ thị trường Đức, đã thúc đẩy nhập khẩu cá ngừ được chứng nhận MSC vào Châu Âu năm 2020 tăng so với những năm trước.

Tổng doanh số bán các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận MSC trên toàn cầu đã đạt khoảng 100.000 tấn.

Dữ liệu cho thấy 60% các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận MSC được bán tại các khác biệt giữa các nước Nam và Bắc Trung  Âu trong việc chấp nhận chứng nhận MSC trên thị trường. Các thị trường hiện này đang có sự chuyển đổi trong việc chấp nhận chứng nhận MSC, đặc biệt là tại Đức, nơi các sản phẩm này được ưa chuộng nhất.

Việc chuyển đổi sang các sản phẩm cá ngừ MSC đang diễn ra tại các nước khác, mặc dù tốc độ chậm hơn, Các nước Scandinavia và Trung Âu đã tiến nhanh hơn, trong khi các nước Đông Âu hầu như chưa có động thái gì với các sản phẩm được chứng nhận MSC.

Ông Brus cho biết: Tây Ban Nha là nước cung cấp cá ngừ chính cho các nước Châu Âu, tiếp đến là Ecuador.

Nhập khẩu cá ngừ của các nước Địa Trung Hải giảm mạnh trong năm ngoái vì những thị trường này phụ thuộc nhiều vào khách du lịch, lĩnh vực đang ngưng trệ do tác động của đại dịch. Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của các nước này năm 2020 đã giảm khoảng 24.000 tấn – ít hơn gần ¼ số đơn đặt hàng so với năm 2019 – trong đó Ecuador là nước bị sụt giảm xuất khẩu nhiều nhất.

Xuất xứ cá ngừ đóng hộp được chứng nhận MSC tại EU

Theo ông Brus, khoảng 75% cá ngừ được chứng nhận MSC được bán tại Châu Âu và các sản phẩm cá ngừ đóng hộp được chứng nhận MSC đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại một số nước Châu Âu.

Hầu hết các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận MSC nhập khẩu vào Châu Âu được đánh bắt tại các vùng biển của các nước tham gia Hiệp định Nauru (PNA). Trong đó, các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận MSC là từ Maldives, được chế biến tại quốc đảo này hoặc tại Thái Lan, và từ Công ty Echebastar của Tây Ban Nha.

Ông cũng chỉ ra rằng Thương hiệu John West của Tập đoàn Thai Union, thương hiệu hàng đầu tại Hà Lan, đã chuyển phần lớn các sản phẩm cá ngừ của mình sang các sản phẩm được chứng nhận MSC, và thương hiệu Saupiquet và Rio Mare của Tập đoàn Bolton cũng có một số sản phẩm được dán nhãn MSC phân phối tại Đức.

Tuy nhiên, tại các nước khác, việc chuyển sang các sản phẩm được chứng nhận MSC chậm hơn. Ví dụ như tại Anh, Thương hiệu Princes của Tập đoàn Mitsubishi và John West có rất ít dòng sản phẩm được chứng nhận MSC. Tây Ban Nha và Italy cũng chậm hơn trong tiến trình này, mặc dù thương hiệu Calvo và Isabel gần đây đã bắt đầu sử dụng chứng nhận trách nhiệm của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Chứng nhận Tây Ban Nha (AENOR).

Giá cá ngừ nguyên liệu

Ông Brus cho biết giá cá ngừ đã giảm khoảng 8% trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do sự thay đổi tỷ giá của đồng euro với đồng đô la Mỹ.

Sự bùng phát đại dịch Covid-19 đã gây ra những thách thức về logistical trong hoạt động đánh bắt, khiến việc ra khơi và về nhà của lao động nghề cá khó khăn hơn. Kết quả là một số người trong số họ đã phải ở trên biển trong một thời gian dài hơn bình thường.

PNG đã cố gắng tăng xuất khẩu của mình sang Đức thêm 30%, đặc biệt thông qua các nhãn hiệu riêng. Philippines cũng tăng được thị phần tại Đức và Ecuador cũng tăng thêm được 6% thị phần tại Đức.

Các đơn đặt hàng từ các nước Trung Đông cao hơn so với các nước Nam Âu, vì khu vực này ít phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.

Ông Brus cũng chỉ ra việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng hơn tại các nước EU. Ví dụ như Lidl Stiftung & Co và Metro ở Đức đang áp dụng hệ thống cung cấp thêm thông tin sản phẩm trên nhãn.

Năm 2020 Châu Âu giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp

Nhập khẩu loin cá ngừ hấp của EU tăng mạnh

Một xu hướng khác đang nổi lên tại thị trường Châu Âu là nhập khẩu loin cá ngừ hấp bùng nổ trong những năm gần đây, khiến nhập khẩu cá ngừ từ Trung Quốc tăng.

Nhu cầu đối với loin cá ngừ hấp đông lạnh của các nhà sản xuất đồ hộp Châu Âu đang ngày càng tăng. Các giao dịch loin cá ngừ vằn hấp đã tăng gần gấp đôi trong 4 năm qua.

Ngược lại, nhập khẩu loin cá ngừ vây vàng hấp tương đối ổn định.

Điều này có nghĩa là các nhà máy sản xuất đồ hộp đã tập trung nhiều vào việc sản xuất cá ngừ vằn.

Sự gia tăng nhập khẩu loin cá ngừ hấp vào Châu Âu đã được tạo điều kiện bởi “áp lực chính trị” từ một số nước, đặc biệt là từ Tây Ban Nha và Italy. Xu hướng tăng nhập khẩu này khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang EU tăng, khối lượng nhập khẩu đã tăng từ 19.000 tấn năm 2018 lên 45.000 tấn năm 2020. Và chỉ trong năm ngoái, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đã tăng 62%. Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp loin cá ngừ cho thị trường EU.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục