VASEP đề xuất sửa Thông tư 48 để gỡ khó cho doanh nghiệp

(vasep.com.vn) 5 năm trước đây, Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT (TT 55) đã gây nhiều khó khăn cho các DN XK thủy sản và VASEP nhiều lần gửi công văn kiến nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu ban hành thông tư thay thế theo hướng tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho phù hợp với Luật ATTP để tăng sức cạnh tranh của DN trong quá trình hội nhập, giảm phát sinh chi phí cho DN.

Hai năm sau, Bộ Nông nghiệp quyết định ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT 48) ngày 12/11/2013 thay thế TT55/2011 theo hướng gỡ khó cho DN XK thủy sản. Nhưng theo phản ánh của các DN hội viên VASEP, TT 48 ban hành đã tháo gỡ và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XK thủy sản nhưng về bản chất, thông tư mới không đổi vì một số quy định đã giảm nhẹ nhưng mức đánh lỗi lại siết chặt và nâng lên.

Sau hơn 2 năm thực thi TT 48, Bộ NN và PTNT đã lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ban ngành, VASEP, DN có liên quan để soạn thảo thông tư thay thế TT48. Phúc đáp Công văn số 168/QLCL-CL1 ngày 5/8/2016 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về việc góp ý sửa đổi Dự thảo Thông tư sửa đổi TT 48, tổng hợp ý kiến DN hội viên, VASEP đã gửi Công văn số 132/2016/CV-VASEP góp ý cho nội dung thông tư này.

Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm SX từ cơ sở trong danh sách ưu tiên

Trong 2 năm 2014-2015, VASEP đã nhiều lần phân tích và phản ánh kiến nghị với Bộ NN và PTNT về Phụ lục X của TT48, bao gồm cả cuộc họp gần nhất giữa đại diện lãnh đạo Cục NAFIQAD và VASEP ngày 14/9/2015.

Trên nguyên tắc quản lý ATTP bao gồm nguyên tắc lấy mẫu để thẩm tra, việc xác định tần suất và tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra là việc phân chia trách nhiệm giữa DN và Cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó: DN chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng do mình sản xuất và duy trì điều kiện SX đảm bảo ATTP; trong khi CQ QLNN thực hiện thẩm tra việc DN có thực hiện & kiểm soát hiệu quả đúng theo quy định về ATTP hay không. Bộ NNPTNT, các Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các DN và Hiệp hội đã có một bước tiến cơ bản trong tiếp cận sau khi có Luật ATTP, đó là “bỏ nguyên tắc kiểm soát kép, không lấy việc kiểm nghiệm lô hàng làm điều kiện để cấp chứng thư xuất khẩu”.

VASEP nhất trí rằng Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có “cơ chế” để thẩm tra và đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở SX của DN. Tuy nhiên, Hiệp hội muốn nhấn mạnh đến một “cơ chế” khác không tách rời, đó là việc “công nhận” việc duy trì điều kiện sản xuất (ĐKSX) và hệ thống kiểm soát của DN mà Luật ATTP đã pháp định. Từ đó, cần phải đảm bảo và tính đến việc giảm giá thành cho DN, giảm bớt kiểm tra của Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tập trung kiểm tra những nhà máy làm chưa tốt, những khâu làm chưa tốt để khuyến khích DN phấn đấu đạt được ở mức độ cao hơn.

Trên cơ sở những nguyên tắc và cách đặt vấn đề như trên, thời gian qua VASEP đã phân tích và phản ánh cụ thể rằng: tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra ở Phụ lục X (TT 48/2013) còn lớn so với nguyên tắc thẩm tra của Nhà nước. Số liệu cụ thể mà Hiệp hội tổng hợp cũng như Cục NAFIQAD tổng hợp thời gian qua cũng đã minh chứng rõ rằng những DN SX-XK “tôm, hải sản, cá tra (nhà máy công suất vừa và nhỏ)” đều có số lượng mẫu phải lấy thẩm tra là cao hơn với chính tỷ lệ quy định của TT 55 trước đó – ngoại trừ một số nhà máy SX-XK cá tra có công suất lớn. Từ đó, Hiệp hội cũng đã kiến nghị 3 nội dung nội hàm trong Phụ lục X kể trên, gồm:

- Xem lại quy định khống chế 24 giờ trong định nghĩa lô hàng sản xuất;

- Xem xét giảm tỷ lệ lấy mẫu theo nguyên tắc thẩm tra của CQ QLNN; bao gồm cả việc lấy lô XK làm căn cứ tính toán.

- Xem lại các định nghĩa phạm vi của sản phẩm thủy sản rủi ro cao và rủi ro thấp

Tất cả cũng chỉ một mục tiêu duy nhất để đảm bảo Nguyên tắc như đề cập trên: phù hợp, hài hòa, công nhận và giảm giá thành. Từ đó, trên cơ sở bản dự thảo của về Phụ lục “tỷ lệ lấy mẫu....” thay thế Phụ lục X (TT48), Hiệp hội kiến nghị và góp ý cụ thể như sau:

Sản phẩm theo mức rủi ro

Chế độ thẩm tra

Đặc biệt

Hạng 1

Hạng 2

Vi sinh vật

Hóa chất, kháng sinh

Vi sinh vật

Hóa chất, kháng sinh

Vi sinh vật

Hóa chất, kháng sinh

Sản phẩm rủi ro thấp

1%

2%

3%

5%

5%

10%

Sản phẩm rủi ro cao

2%

5%

5%

10%

10%

20%

Checklist đánh giá điều kiện sản xuất chưa phù hợp, mức lỗi tăng nhiều           

Theo phản ánh của các DN XK thủy sản, các mục đánh giá tại Phụ lục V quá khắt khe và rất khó cho nhà máy và rất mong manh nếu đánh giá viên cố ý “bắt” lỗi DN. Các lỗi Mi đáng lẽ nên chiếm tỷ lệ tương đối cao để tạo điều kiện cải tiến cho doanh nghiệp thì số lượng lỗi Ma và các mức lỗi cao hơn lại nhiều dẫn tới DN rất dễ rủi ro bị rớt hạng.

Do đó, VASEP đề nghị Ban soạn thảo xem xét điều chỉnh Checklist cho phù hợp hơn, cụ thể đối với checklist cơ sở CB đông lạnh:

- Mục 2.a Nội dung nền không nên để mức lỗi quá nặng (Ma, Se) trong khi đó các khu vực rất đơn giản và nhạy cảm nằm trong phạm vi đánh giá.

Đề nghị giảm mức lỗi còn Mi và Ma.

- Hay mục 5.a: đề nghị có mức lỗi Mi (trong checklist là lỗi Ma và Se) bởi thực tế trần ngay phía sau máy cấp đông IQF rất dễ đọng nước dù lau liên tục, như vậy nếu “lỡ” có đọng mấy giọt nước cũng bị đánh nhẹ nhất là Ma

- Mục 7đ,g: đề nghị giảm còn Mi/Ma

- Mục 10.1.1.a, 10.1.2.a.b: đề nghị giảm còn Mi/Ma (khu vực này tầm quan trọng không cao nhưng toàn lỗi Ma và Se);

- Mục 11.c: hiện tại qui định Clo- trong nước rất chênh vênh 0.3-0.5 ppm và thực tế rất khó để giữ ổn định trong mức này. Nhất là những DN có hệ thống nước vào xưởng dài và phải dự trữ nước sau xử lý để đề phòng cúp nước thì coi như Clo- bằng 0ppm đến lúc vào chế biến. Trong khi lỗi nhẹ nhất nếu có đo 0.299ppm thì cũng bị đánh Ma (thậm chí có thể bị đánh lên Se).

- Mục 22.2.d: nếu chỉ có 1 công nhân không đạt thì cũng gặp Ma hoặc Se rồi trong khi nhiều DN thường xuyên phải tuyển công nhân mới, nhưng đào tạo thì phải theo đợt.

 

Mức đánh giá

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

Tới hạn (Cr)

TT 55 (26 nhóm chỉ tiêu)

102

101

27

0

TT 48 (26 nhóm chỉ tiêu)

25

107

97

21

 

 

TT 55/2011

(26 nhóm chỉ tiêu)

A

< 9

0

0

 

B

> 9

0

0

 

Mi + Ma < 13

< 9

0

 

C

Mi + Ma > 13

< 9

0

 

-

> 9

0

 

-

-

> 1

 

 

 

TT 48/2013 - Phụ lục 5b

(26 nhóm chỉ tiêu)

1

< 11 - Ma

< 5

0

0

2

> 11

0

0

0

-

< 6

1

0

-

7

0

0

3

-

< 10

< 2

0

-

11

< 1

0

4

-

-

-

> 1

-

-

> 3

-

-

> 11

< 2

-

Ngoài ra, VASEP cho rằng, định nghĩa về Lô hàng sản xuất: “Là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu có cùng nguồn gốc xuất xứ, theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất... trong thời gian không quá 24 giờ tại một cơ sở” tại Khoản 2, Điều 3 của TT 48 cần qui định rõ về thời gian 24 giờ này vì cùng 1 lô nguyên liệu nhưng sản xuất thêm 1 ngày  thì theo TT48 sẽ tính cộng thêm 1 lô sản xuất (vì qui định lô sản xuất trong vòng 24 giờ) nên số lượng mẫu bị lấy nhiều hơn sẽ làm tăng chi phí.

Định nghĩa này làm tăng quy mô lấy mẫu lên nhiều so với TT 55 trước đây (1,2 – 1,5 lần), và quá cao so với yêu cầu cần thiết do việc lấy mẫu này là thẩm tra (verification), không phải giám sát (monitor);. Theo nguyên tắc Thẩm tra của CQTQ một số nước, số mẫu lấy chỉ là vừa đủ, như EU chỉ là lấy ngẫu nhiên (random) hoặc khi cần thiết để thẩm tra các chỉ tiêu ATTP. Định nghĩa này cũng không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Theo Tiêu chuẩn Codex Stan 1-1985 và Luật Hoa Kỳ 50CFR 260 mục a trang 853). Thực tế sau áp dụng TT48 gần 3 năm qua, cho thấy một số mặt hàng đã vướng với quy định này như cá tra, tôm nuôi công nghiệp.

Hơn nữa, vấn đề mối nguy kháng sinh hiện tại chưa có giải pháp xử lý triệt để mà chỉ mới là giải pháp xử lý tức thời tại sản phẩm đầu ra của DN. Hiệp hội đề nghị Cục NAFIQAD chủ trì và đề xuất với Bộ NN và PTNT có hướng kiểm soát cả quá trình từ ban đầu thì mới khả thi và hiệu quả.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM