Tiềm năng của ngành hàng mực – bạch tuộc và một số chia sẻ, kiến nghị

(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên VASEP năm 2024 tổ chức ngày 10/6/2024, ông Nguyễn Nam Vinh – Phó Giám đốc Công ty TNHH Huy Nam đã có bài tham luận về tiềm năng của ngành hàng mực – bạch tuộc, những khó khăn, thách thức và một số chia sẻ, kiến nghị để phát triển bền vững ngành hàng.

Chú thích ảnh

Nghề cá biển đóng góp quan trọng trong việc nâng cao thị phần XK

Ngành thuỷ sản và nghề cá biển (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá) đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao thị phần xuất khẩu, và góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của đất nước.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, nghề cá nước ta đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Cục Thuỷ sản, năm 2024 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm hơn so với dự báo, lạm phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm mạnh trong đó có sản phẩm thủy sản dẫn đến những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh đó, nghề cá còn phải đối mặt: Thách thức về môi trường và an ninh biển, Biển đối khí hậu, Ô nhiễm môi trường biển, Khai thác thiếu bền vững, “Thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC). Đây là những trở ngại làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành hàng thủy sản Việt Nam trên thế giới, cũng như bảo đảm bền vững các hệ sinh thái biển phục vụ cho cuộc sống của hàng triệu người dân địa phương.

Những khó khăn-thách thức

Bên cạnh đó ngành còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản. Điều này là sản phẩm thủy sản khi vào thị trường EU bị cầm chân nhiều.

- Tình trạng thiếu nguồn lao động trầm trọng, nguồn nhân lực còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành khai thác thủy sản. Phương tiện lao động còn thô sơ, chưa được hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, chính quyền. Hơn nữa, việc khai thác chưa áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp. Bên cạnh đó, chưa có sự bình ổn giá nên giá thành vì vậy cũng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Giá dầu ngày một theo thang. Theo chia sẻ của chủ phương tiện đánh bắt, với tình hình giá dầu tăng, giá xuất khẩu hải sản giảm (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023) đã có nhiều phương tiện đánh bắt tạm ngưng hoạt động.

- Biến đổi khí hậu, làm cho hoạt động khai thác thủy sản trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

- Hiện tại giá cước tàu tăng nhiều, đột biến do tình hình chiến tranh và bất ổn trên vùng Biển đỏ, tình trạng khan hiếm container và hãng tàu bắt tay nhau nâng giá vô tội vạ khiến xuất khẩu bất ổn và rủi ro.

- Không chỉ siết chặt về IUU trong đánh bắt hải sản, hiện nay EU áp dụng nhiều khuyến cáo và biện pháp kiểm soát trong việc quản lý VSATTP như: Cấm chiếu xạ, cấm sử dụng các hóa chất khử trùng gốc Clorat, trong khi nhiều thị trường khác vẫn cho phép dư lượng ở mức độ có kiểm soát.

- Các DN thủy sản cần sử dụng vốn vay lớn để tạm trữ nguyên liệu nhưng việc tiếp cận các gói vay ưu đãi rất khó khăn.

- Luật thuế GTGT áp dụng cho các DN thủy sản hiện còn nhiều bất cập và quy định thiếu chặt chẽ từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu thủy sản (Xác định biểu thuế, HS Code … chưa chính xác, quy phạm, quy định dễ hiều nhầm, khó xác minh, xác định: Hàng luộc, đã qua gia nhiệt, xuất xứ hàng hóa, thuế suất thuế GTGT chưa đồng bộ, công tác hoàn thuế còn chậm.

- Các DN xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều vướng mắc đối với các quy định mới về kiểm soát vùng nuôi, vùng khai thác, cam kết hộ dân, ngư dân, các giám sát, tuyên truyền việc sử dụng hóa chất cấm, kháng sinh hay kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản còn nhiều thiếu sót. Các văn bản chồng chéo, không rõ ràng, thậm chí không đồng bộ giữa các địa phương, ban ngành, dẫn đến DN vô tình hay bắt buộc phải làm sai lỗi, rủi ro cao.

Nhằm tìm giải pháp quản lý nghề cá và ngành hàng thuỷ sản phát triển hiệu quả và bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đề cập đến sự thay đổi trong ngành thủy sản Việt Nam, từ việc chỉ tập trung vào đánh bắt và nuôi trồng nay đã chuyển sang một hướng tiếp cận toàn diện hơn; trong đó vừa đánh bắt vừa bảo tồn theo các hình thức đa dạng, phong phú, trọng tâm có hiệu quả với việc thu hút du lịch vào việc bảo tồn nghề cá.

Đồng thời, Bộ trưởng kêu gọi sự thay đổi trong tư duy và hành động, từ việc chỉ chú trọng đánh bắt sang việc bảo tồn và phát triển bền vững, việc chống khai thác hải sản gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU trước hết vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích của nhân dân. Các DN XK thủy sản từ nguồn đánh bắt đang từng ngày từng giờ cố gắng thực hiện đúng các chỉ đạo, yêu cầu của chính phủ, bộ ngành… để mong muốn sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM