(vasep.com.vn) Các nhà NK tôm ở Trung Quốc cho biết họ chưa thực hiện mua hàng trong ngắn hạn. Các đơn hàng chỉ được thực hiện cho tới tháng 9 năm nay khi Trung Quốc thu hoạch tôm.

Tôi rất cảm ơn VASEP vì những ngày đầu công ty tôi mới thành lập đã được VASEP đưa đi tham dự các hội chợ, tìm kiếm đối tác. Tôi nghĩ, không chỉ riêng công ty tôi mà tất cả các DN thủy sản hội viên trong giai đoạn đầu mới thành lập đều thấy được vai trò quan trọng của VASEP trong hoạt động này. Bây giờ, DN của tôi đã có thể tự lực tham dự hội chợ nhưng đi cùng VASEP, tôi vẫn cảm thấy thích hơn và thấy có nhiều ý nghĩa hơn.

VASEP thành lập năm 1998. Thời điểm dó cũng là bước ngoặt của “làng” tôm Việt Nam, đang “rửa mặt”, thay áo mới…bước ra thế giới, đánh dấu một sự chuyển đổi về chất trong ngành chế biến tôm đông lạnh Việt Nam. Qua các lớp bồi dưỡng kiến thức do dự án Danida tài trợ, việc cải thiện các điều kiện sản xuất ở các nhà máy Việt Nam đã có sự thực hiện mạnh mẽ, HACCP được áp dụng song song với các chương trình quản lý chất lượng đã thực hiện trước đó như vệ sinh công nghiệp, thực hành sản xuất tốt...

Sáng 3/6, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững. Tham dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Đại diện một số bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và người nuôi tôm của các tỉnh cùng tham dự hội nghị.

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay, vì vậy dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới, vào khoảng tháng 8-9 năm nay.

Nhiều năm liền nông dân ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trúng đậm vụ tôm sú trên đất lúa - tôm. Trung bình mỗi hộ thu nhập hơn 70 triệu đồng/ha, có hộ trúng đậm liền 2 vụ tôm hơn 100 triệu đồng/ha.

Từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn cả nước nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn do: dịch bệnh, tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo… Hiện vấn đề được các công ty chế biến, trang trại nuôi tôm và người dân rất lo đó là tình hình giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của các tổ chức, cá nhân gắn bó với con tôm.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và sự giảm giá của mặt hàng tôm nuôi hôm nay (2/6), đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với một số doanh nghiệp, địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long để nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cho người nuôi tôm.

Bộ trưởng NN&PTNT yêu cầu phải có chính sách nuôi dưỡng vùng nuôi bền vững, tránh bị động khi giá tăng trở lại.

Hiện ngành nuôi tôm đang đứng trước không ít khó khăn, nhất là giá tôm thẻ chân trắng đã và đang sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, nhưng liệu có khởi sắc trở lại trong thời gian tới?

Đó là một trong những thông tin do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu chia sẻ cùng đoàn công tác Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) đến làm việc tại tỉnh để trao đổi về Dự án xử lý nước ao tôm, vào sáng ngày 28-5 tại UBND tỉnh.

Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, Tổng cục Thủy sản vừa ban hành công văn số 1805/TCTS-NTTS gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo tăng cường quản lý trong nuôi tôm nước lợ nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nước lợ và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Ngày 28/5, tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn) đã tổ chức hội thảo nuôi tôm thẻ mật độ cao thu hút đông nông dân tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch tham gia.

Những năm gần đây, tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Riêng huyện Cần Giờ có khoảng 2.200 ha nuôi tôm tập trung ở các xã Bình Khánh, An Thới Ðông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp. Nuôi tôm theo lối truyền thống gặp nhiều rủi ro, người nuôi tôm đang tích cực đầu tư phát triển nghề này theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao…

Một giám đốc Cty xuất khẩu thủy sản ở Sóc Trăng vừa khảo sát vùng nuôi tôm ven biển từ thị xã Vĩnh Châu đến Vĩnh Tân về Bạc Liêu cho hay: