Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP, ở vụ 1 năm 2018 dịch bệnh tôm được khống chế, chi phí giảm, năng suất tăng, vùng nuôi tôm Ðông Ðiền (xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã có một vụ nuôi bội thu.

Một trong những khó khăn đối với phát triển nghề nuôi tôm lâu nay chính là đầu tư vốn cho con tôm. Tuy nhiên, bất cập này hoàn toàn có thể giải quyết và đồng vốn sẽ được khơi thông nếu xây dựng được chuỗi giá trị trong nuôi tôm.

Hiện nay, Bạc Liêu là địa phương điển hình về phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Với sản lượng đạt hơn 100.000 tấn/năm, Bạc Liêu là địa phương có sản lượng tôm đứng thứ hai cả nước (chỉ sau tỉnh Cà Mau). Song, cùng với những lợi nhuận từ con tôm mang lại, nghề nuôi tôm cũng đặt ra nhiều thách thức.

Hỗ trợ người nuôi tôm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, giảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nuôi tôm siêu thâm canh...

Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi tôm, đặc biệt hình thức nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh (TC, STC) đem lại thu nhập cao cho người dân; năng suất và sản lượng tôm nuôi từ hai loại hình nuôi trên là khá cao, đóng góp khoảng 15% tổng sản lượng tôm nuôi của tỉnh.

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành tôm, giá tôm thẻ đã bắt đầu tăng trở lại ở các tỉnh ĐBSCL. Nếu như vào đầu tháng 6, giá tôm thẻ loại 100 con/kg vẫn còn ở mức trên 70.000 đ/kg, thì tới giữa tháng 6, đã tăng lên trên 80.000 đ/kg.

Trung Quốc vừa ban hành chính sách thuế mới đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Theo đó nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: cá tra, tôm, bạch tuộc, cá ngừ nằm trong danh sách được giảm thuế.

(vasep.com.vn) Tháng 4/2018, XK tôm Việt Nam đạt 275,2 triệu USD, giảm 0,4% so với tháng 4/2017. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng tốt trong 3 tháng đầu năm nên XK tôm tính tới tháng 4 năm nay vẫn tăng gần 14%. Tốc độ tăng trưởng XK tôm 4 tháng đầu năm chững lại so với những tháng trước đó là do giá tôm trong nước và thế giới giảm trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới tăng trong khi còn tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính.

(vasep.com.vn) Chương trình giá tôm tối thiểu của Thái Lan đã có tác động trong khi người nuôi tôm Ấn Độ đã bán được tôm với giá cao hơn.

(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trong tháng 4/2018, Mỹ NK 47.589 tấn tôm, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2017. Bốn tháng đầu năm 2018, khối lượng NK tôm vào Mỹ đạt 202.724 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Anh là nước NK tôm lớn thứ 3 trong khối EU sau Tây Ban Nha và Pháp. Khác với Tây Ban Nha (NK tôm vừa để tiêu thụ trong nước vừa để chế biến XK sang các nước nội khối), Anh NK tôm chủ yếu để tiêu thụ trong nước. Trong 3 năm trở lại đây, Anh là “đích đến” của nhiều DN XK tôm Việt Nam.

(vasep.com.vn) Mặc dù các thông tin gần đây cho rằng người nuôi tôm Ấn Độ có thể giảm sản lượng do dư cung nhưng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng tôm Ấn Độ có thể tăng 10% dựa trên phân tích xu hướng tiêu dùng năm 2017.

(vasep.com.vn) Doanh thu của các nhà chế biến tôm Thái Lan đang giảm. Theo công ty sản xuất tôm Siam Canadian Group có trụ sở tại Bangkok, doanh thu của công ty giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Doanh thu của hầu hết các nhà máy giảm ít nhất 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) XK tôm Việt Nam từ 1998 đến 2017 đã đạt được thành tích khá ấn tượng với mức tăng trưởng 752% từ 453 triệu USD trong năm 1998 lên gần 4 tỷ USD năm 2017 (tăng 8,5 lần). Trong 20 năm, dù phải đối mặt với bao thử thách nhưng toàn ngành tôm vẫn vươn lên trở thành ngành XK chủ lực, mang lại doanh thu cao nhất trong số các sản phẩm thủy sản XK, góp phần giúp cho thủy sản Việt Nam “vang danh” trên thị trường quốc tế. Ngày nay, tôm Việt Nam ngày càng khẳng định được thương hiệu và chất lượng của mình với vị trí đứng thứ 3 thế giới về XK. Các DN XK tôm Việt Nam ngày càng tăng doanh thu, uy tín, khẳng định được thương hiệu, làm tốt trách nhiệm của DN với xã hội và môi trường.

Mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.