Ấn Độ nên cân nhắc lại về chính sách kiểm dịch tôm bố mẹ

(vasep.com.vn) Phát biểu trước các đại biểu trong ngành nuôi tôm Ấn Độ, George Chamberlain, cựu chủ tịch Liên minh Thủy sản Toàn cầu, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cách Ấn Độ có thể cạnh tranh tốt hơn với Ecuador, bắt đầu từ tôm bố mẹ.

Chú thích ảnh

“Tôi muốn nói rằng chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ lại về một số quy trình. Chẳng hạn hệ thống kiểm dịch tôm bố mẹ ở Ấn Độ là một bước tiến tuyệt vời. Nó đã giúp ngăn chặn sự xâm nhập của EMS [hội chứng tôm chết sớm] ngay từ khi bệnh đó là một mối nguy nghiêm trọng. Nhưng bây giờ tôi đặt câu hỏi liệu nó có thực sự hiệu quả vì hệ thống cũng ngăn chặn việc nhập khẩu hậu ấu trùng.” ông nói.

Các chương trình nhân giống, kiểm tra hiệu suất của thế hệ mới nhất trong môi trường mục tiêu là một phần quan trọng của quá trình phát triển, cho phép các nhà cung cấp lựa chọn con giống có khả năng chịu đựng cao hơn.

Chamberlain cho rằng nếu các quy trình kiểm dịch không phát hiện ra một số bệnh nhất định, dịch bệnh có thể lây lan khắp cơ sở. Một sai sót trong hệ thống kiểm dịch có thể tăng tốc độ lây lan của dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Có thể đã đến lúc phải suy nghĩ lại phương pháp bằng cách phát triển nhà cung cấp tôm bố mẹ đã được phê duyệt.

Các quốc gia muốn xuất khẩu tôm giống sang Ấn Độ cần có các bác sĩ thú y chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, kiểm tra các cơ sở, hệ thống xử lý nước đúng cách, an toàn sinh học, phân tách và ít nhất hai năm kiểm soát dịch bệnh và dữ liệu giám sát chứng minh con giống là SPF, và sau đó họ có thể trở thành nhà cung cấp được phê duyệt. Tôm giống có thể được đi trực tiếp và chính phủ vẫn có thể kiểm tra. Vấn đề là, có nhiều cách tốt hơn để kiểm tra.” Chamberlain giải thích.

Thùy Linh

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục