WTO sẽ tiếp tục đàm phán về trợ cấp nghề cá vào năm 2021

(vasep.com.vn) Các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ được tham vấn trong những ngày tới về những bước tiếp theo cần thực hiện cho các cuộc đàm phán trợ cấp nghề cá trước thềm cuộc họp Đại hội đồng vào giữa tháng 12/2020, theo Santiago Wills, người chủ trì cuộc đàm phán, đồng thời là Đại sứ Colombia tại WTO.

Wills đã gặp các trưởng đoàn khác trong tuần này để thu thập quan điểm về các vấn đề chính liên quan đến khai thác IUU; khai thác quá mức; và đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển. Ông sẽ gặp lại các phái đoàn vào giữa tháng 12/2020, nhưng khó có khả năng một thỏa thuận được thực hiện vào cuối năm, thời hạn mà WTO đặt ra vào năm 2019.

Một số đại sứ tại Geneva, WTO có trụ sở tại Thụy Sĩ đã đưa ra các đề xuất dự thảo tại cuộc họp. Một đại sứ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào năm 2021, nhưng cho biết việc đạt được một thỏa thuận sẽ “khá khó khăn”, với lý do sự phân hóa giữa các quốc gia vẫn còn.

Rất khó để các cơ quan chức năng có đủ điều kiện để đưa ra các quyết định khai thác IUU có thể gây ra lệnh cấm trợ cấp. Đây là một trong những vấn đề khó nhất trong số các vấn đề còn lại vẫn đang được thương lượng. Mối quan tâm cũng được đặt ra về các xung đột có thể xảy ra nếu các cơ quan chức năng khác nhau đưa ra các quyết định đối lập về việc liệu IUU có xảy ra hay không.

Việc đặt ra các tiêu chuẩn chung cho những gì cấu thành IUU được coi là một khía cạnh khác của sự tranh luận. Ấn Độ đã đưa ra một đề xuất Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO có thể xem xét các tuyên bố IUU liên quan đến các quyết định quản lý nghề cá của một quốc gia ven biển.

Các phái đoàn cũng không thống nhất được về việc có cho phép các thành viên WTO cấp hoặc duy trì một số trợ cấp nâng cao năng lực hay không nếu một thành viên có thể chứng minh rằng các biện pháp quản lý nghề cá đang được thực hiện để duy trì trữ lượng cá ở mức bền vững. Trong khi đó, Mỹ muốn có một cơ chế giới hạn để bổ sung cho các quy định cấm khai thác quá mức hiện có trong một văn bản dự thảo mà các nhà đàm phán đang thực hiện. Dự thảo này vẫn tồn tại những vấn đề cần đạt được các thỏa thuận, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) đối với trợ cấp nghề cá của các quốc gia đang phát triển. Những trường hợp miễn trừ lệnh cấm trợ cấp hiện bao gồm các nước đang phát triển đáp ứng các ngưỡng thu nhập và sản lượng đánh bắt nhất định.

(Theo seafoodsource.com)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục