Hiện nay, nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào đang thiếu hụt trong khi mức giá tăng cao so với những thời điểm khác trong năm. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm cũng như việc triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp.

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, tính đến nay, đã có 45/47 doanh nghiệp (DN) hoạt động trở lại. Trong đó, KCN Hòa Phú có 25 DN, KCN Bình Minh có 18 DN, TCN Cổ Chiên- khu IV có 2 DN.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh với trị giá 275 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm 37% và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp bạch tuộc đông lạnh lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm trên 50% thị phần.

(vasep.com.vn) 10 tháng đầu năm nay, tổng XK hải sản của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu hải sản XK, giá trị XK cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng trong khi giá trị XK cá biển khác, cua ghẹ và giáp xác khác, nhuyễn thể khác giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Để giúp doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nắm bắt nhanh và đầy đủ toàn bộ bức tranh, năng lực về sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong chuỗi thời gian 5 năm (2016-2020) chỉ bằng một ấn phẩm nhỏ gọn, tiện lợi, VPHH VASEP tổng hợp, phát hành Poster “Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016-2020”.

Ngoài việc thiếu hụt lao động để khôi phục sản xuất trong giai đoạn cao điểm cuối năm, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối mặt với một loạt khó khăn như giá thức ăn, xăng dầu, cước vận tải tăng cao.

Sáng 22/11, container thịt ngao đóng hộp đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang châu Âu với số lượng 200.000 hộp.

Tại cuộc họp thường kỳ về khôi phục kinh tế và đầu tư công chiều 18/11, ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 391/431 doanh nghiệp (DN) (công nghiệp) phục hồi sản xuất, đạt 97,8% với trên 45.000 lao động.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Việc thu hút đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng và đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 473,8 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và 9, XK mực, bạch tuộc đã phục hồi trong tháng 10.

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 9 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc của Mỹ đạt 480,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. NK mực, bạch tuộc của Mỹ trong quý 3/2021 đạt 197,5 triệu USD, tăng 135% so với quý 3/2020 và tăng 23% so với quý 2/2021. Quý 3/2021, giá trị NK mực, bạch tuộc của Mỹ đạt mức cao nhất theo quý kể từ Q1/2019 trở đi.

Để sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, nắm chắc nguồn cung hải sản và tổ chức tốt các kênh phân phối, tiêu thụ hải sản, không để ùn ứ, ách tắc,…

(vasep.com.vn) Các nhà NK thủy sản của Mỹ vui mừng khi nghe tin Nga đã tăng 4% tổng sản lượng được phép khai thác (TAC) cua tại biển Barents và Viễn Đông, lên 103.090 tấn trong năm 2022, tuy nhiên nguồn cung này có khả năng dành để cung cấp cho châu Á.

(vasep.com.vn) Nhật Bản là thị trường XK mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19%. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này không ổn định trong 3 quý đầu năm nay: chỉ tăng trong quý 2, giảm trong quý 1 và 3. Ba tháng của quý 3 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đều giảm hai con số.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản