Làm sao để phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững?

Chiến lược biển đến năm 2020 đã khẳng định thủy sản là một trong 4 ngành then chốt, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh biển đảo.

Mỗi khi biển Đông nổi sóng, mọi rủi ro (thiên tai và nhân tai) lại đổ dồn vào cuộc sống mưu sinh trên biển của hàng triệu ngư dân Việt Nam – những người có sinh kế hàng ngày phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

Càng ngày không gian nghề cá càng bị thu hẹp, các hoạt động nghề cá càng bị ngăn cản,tài sản bị thiệt hại và tính mạng của ngư dân bị đe đọa. Với tình hình phức tạp như hiện nay, miếng cơm manh áo của hàng triệu ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều rào cản, tự do nghề cá cũng có nguy cơ bị “tước đoạt”.

Tình hình biển Đông với rất nhiều khó khăn, thách thức đã đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện thành công một “nghề cá có trách nhiệm và bền vững”. Có thể nói, sự thiếu vằng “nghề cá có trách nhiệm” không duy trì được nguồn lợi thủy sản và không bảo vệ được môi trường sống của chúng sẽ không có nghề cá bền vững ở nước ta. Nếu cứ thế, ngư dân sẽ tiếp tục nghèo khó.

Để giải quyết thành công vấn đề này đòi hỏi trách nhiệm cả phía nhà nước và ngư dân, cả sự vào cuộc của hệ thống chính trị và ngư dân sẽ đồng hành cùng dân tộc với quyết tâm xây dựng một nghề cá bền vững, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển của tổ quốc.

Ngư dân vẫn phải vất vả mưu sinh hàng ngày do nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, mất nguồn sinh kế, hiệu quả đánh bắt thủy hải sản rất thấp. Sinh kế của ngư dân bếp bênh nên họ đã khai thác thủy hải sản, thậm chí khai thác “trong vùng cấm” của các khu bảo tồn biển khiến cho nguồn lợi và nguồn giống thủy hải sản tự nhiên bị cạn kiệt. Mức sống của ngư dân ta  bị ảnh hưởng, còn thấp, còn không ít hộ nghèo dù đang sống trên các “vùng biển bạc”.

Nguy hiểm hơn, các tàu đánh cá của nhân dân ta ra xa bờ, đánh bắt hợp pháp trên vùng biển truyền thống bao đời của cha ông nhưng thường bị các “tàu lạ”.

Để giúp ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất và bám biển ngày càng dài hơn cần tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống luật pháp và chính sách ngành thủy sản bao gồm việc sửa đổi Luật Thủy sản.

Theo đó, cần phải làm rõ vị trí pháp lý của ngư dân, có cơ chế chính sách và chế độ đặc thù đối với ngư dân đánh cá xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Ngoài ra, pháp luật phải quy định cụ thể để đảm bảo phát triể nghề cá bên vững, nghề cá có trách nhiệm và quản lý tổng hợp nghề cá, bao gồm thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Trong tình hình như vậy, hơn lúc nào hết ngư dân ta phải xiết chặt đội ngũ, thực sự làm chủ vùng biển của tổ quốc, trước hết là làm chủ các nguồn vốn tự nhiên của biển quý giá đang ngày càng cạn kiệt không gay ra cảnh “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Thậm chí không còn cá để khai thác trong chính thế hệ hôm nay.

Nhà nước cần mạnh dạn phân quyền cho các tổ chức nhân dân tham gia bảo tồn thiên nhiên biển và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn đã thiết lập; kiên quyết ngăn ngừa đánh bắt cá thiếu hợp pháp để sớm phục hồi nguồn lợi thủy sản tạo cơ hội bám biển quê hương kết hợp giữ gìn chủ quyền biển đảo.

Thời gian qua, Chính phủ đã áp dụng các chính sách hỗ trợ cho ngư dân như: Hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân đi khai thác thủy sản ở những vùng biển xa, ban hành nghị đinh 67 cho vay vốn với lãi suất thấp, đóng tàu to, công suất lớn để ngư dân đi khai thác cá biển; Thành lập các lực lượng kiểm ngư để sẵn sàng ứng cứu nhân dân khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ ngư dân khi bị tàu thuyền nước ngoài uy hiếp.

Nhớ đó đã tạo điều kiện căn bản và quan trọng giúp ngư dân vươn khơi xa, hoạt động khắp các vùng biển chủ quyền của đất nước.

(Theo Infonet)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục