Thị trường cá tra thế giới đổi thay theo Covid-19

(vasep.com.vn) Tại Việt Nam - nước cung cấp cá tra hàng đầu thế giới vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, xuất khẩu khá ổn định là do Chính phủ kiểm soát khá tốt Covid-19. Tuy nhiên, các nhà XK cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi đại dịch và nhu cầu yếu ở Mỹ, Châu Âu và các biện pháp thắt chặt NK của thị trường láng giềng Trung Quốc. Người nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng thả nuôi thận trọng hơn kể từ cuối năm 2019 để đối phó với việc giá nguyên liệu có thể giảm.

Thị trường cá tra thế giới đổi thay theo Covid19

Quả vậy, kể từ đầu năm 2020 tới cuối năm, giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm, người nuôi lỗ khoảng 3.500 đồng/kg (0,15 USD) – 5.000 đồng/kg (0,22 USD). Nhiều hộ nuôi đã thay đổi cách đầu tư từ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng sang tăng giá trị gia tăng theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Trong một số thời điểm khi giá hạ thấp, người nuôi cũng phải giảm cho ăn chờ thị trường cải thiện.

Còn tại thị trường “hàng xóm” Trung Quốc, ngành công nghiệp cá tra cũng đang nổi và DN nước này cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại thị trường nội địa để giảm lượng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2020, cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, hoạt động nuôi chậm chạp, cá giống bố mẹ chất lượng thấp, điều kiện thời tiết không ủng hộ, quy chuẩn nuôi, chế biến không thống nhất, thiếu kinh nghiệm nên cho tới cuối năm, các nhà sản xuất cá tra Trung Quốc và các DN cung ứng khác vẫn phải vật lộn để duy trì lợi nhuận.

Thương mại cá tra Việt Nam lên xuống theo Covid-19

Năm 2020, nhu cầu NK của hai thị trường hàng đầu của cá tra Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc vẫn giảm dù có lạc quan hơn vào quý II/2020. Lúc đó, có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi diễn ra ở Mỹ khi lượng hàng tồn kho tại Mỹ giảm dần, hoạt động giao thương tấp nập trở lại với Trung Quốc. Sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ ở cả hai thị trường NK cá tra lớn trong nửa đầu năm 2020 đã tác động theo hướng tiêu cực tới thương mại cá tra Việt Nam. Trong khi nhu cầu khách hàng không tăng thì lượng hàng tồn kho không thể xuất khẩu lại lớn dần khiến các nhà XK cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Nửa cuối năm 2020, người tiêu dùng vẫn còn cảnh giác với việc ăn uống tại nhà hàng, khách sạn do dù các biện pháp cách li xã hội đã nới lỏng, điều này kéo theo lượng cá vào chuỗi nhà hàng vẫn ở mức thấp. Ở Anh, các chuỗi cửa hàng Takeaway hay Fastfood – một trong những chuỗi tiêu thụ quan trọng ở Châu Âu đã giảm sản lượng mua. Đồng thời, nấu ăn tại nhà lại phổ biến hơn ở các gia đình đã thúc đẩy nhu cầu bán lẻ với các sản phẩm Ready-to-Cook và giao hàng tận nhà (Home Delivery). Thương mại điện tử cũng trở nên quan trọng hơn như một kênh tiếp thụ và phân phối thủy sản, đặc biệt ở châu Á. Đối với ngành cá tra Việt Nam, các nhà XK và người nuôi bị thiệt hại do giá cá thấp, biên lợi nhuận thắt chặt nên các sản phẩm giá trị gia tăng được lưu tâm hơn. Các nhà chế biến cá tra cũng chuyển tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa do nhìn thấy triển vọng XK ở các thị trường chính còn kém.

Xuất khẩu của Việt Nam sang 10 thị trường XK hàng đầu của Việt Nam đều giảm đáng kể về giá trị trong nửa đầu năm 2020. Xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh trong quý 3/2020 nhưng việc trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại sau giãn cách ở nhiều bang đã làm chậm lại sự phục hồi cá tra Việt Nam sang Mỹ.

Một năm cá tra - giá xuống

Nửa đầu năm 2020, giá cá tra phile đông lạnh trung bình XK của Việt Nam không có dấu hiệu phục hồi, ở mức 2 USD/kg (FOB). Giá cá tra nguyên liệu cũng giảm mạnh, dao động mức 17.500 đồng/kg (0,76 USD) - 19.000 đồng/kg (0,82 USD).

Có thể thấy gì từ hoạt động sản xuất, thương mại của hai nguồn cung cá tra lớn ở trên trong năm 2020? Đó chính là ngành cá tra năm này tập trung vào các chiến lược nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức tối đa, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, cũng như các mục tiêu tăng trưởng, sản lượng thả nuôi mới được cân nhắc một cách thận trọng hơn. Có thể thấy xu hướng trong năm 2021, các nhà XK sẽ tập trung từ mở rộng năng lực sang hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng sản phẩm giá trị gia tăng và tập trung vào hiệu quả chi phí đầu tư. Có thể thấy sau Covid-19, chuỗi bán lẻ và nấu ăn tại nhà sẽ là xu thế mới ngay cả khi nhu cầu dịch vụ ăn uống tăng lên và nhu cầu NK tại các thị trường tăng dần trở lại.

(Theo FAO - Globefish)

Chia sẻ:


Tạ Hà
Chuyên gia thị trường cá Tra
Email: taha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 214

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục