Doanh nghiệp

Top 10 doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân lên tới 57,4% so với cùng kỳ. Trong đó, I.D.I Corp dẫn đầu với mức tăng trưởng 102,6%; Vạn Đức Tiền Giang tăng trưởng 79,3%, Vĩnh Hoàn tăng trưởng 74,6% trong 3 tháng đầu năm.

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Nhu cầu thị trường đang phục hồi mạnh, đơn hàng nhiều, giá bán tốt hơn song nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại phải đối mặt với việc thiếu lao động trầm trọng.

HĐQT Thủy Sản Ngô Quyền (UPCoM: NGC) thông qua phương án chào bán riêng lẻ 10,3 triệu cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bàn trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 447,85%. Vốn điều lệ có thể tăng từ gần 23 tỷ lên 126 tỷ đồng. 

Dù bước qua năm mới nhưng có doanh nghiệp phải sản xuất trả nợ đơn hàng cũ.

Sau kỳ nghỉ Tết 9 ngày, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tổ chức kinh doanh trở lại gần như 100%.

Là địa phương có thế mạnh về khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu, sau khi dịch bệnh từng bước được kiểm soát, tỉnh Phú Yên đang tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.

(vasep.com.vn) EU là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 62% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới 15/11/2021, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU đạt 73,7 triệu USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 3 thị trường đơn lẻ NK lớn nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam trong khối EU.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 4.058 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, với 96.534 lao động, đạt tỷ lệ 94% trong tổng số DN hoạt động; 46.461 hộ kinh doanh, với 85.385 lao động, đạt tỷ lệ 93,88% trên tổng số hộ kinh doanh hoạt động. Trong đó, có 5 DN hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, với 300 lao động; 4.053 DN hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới với 96.234 lao động.

Hiện nay, nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào đang thiếu hụt trong khi mức giá tăng cao so với những thời điểm khác trong năm. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm cũng như việc triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp.

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, tính đến nay, đã có 45/47 doanh nghiệp (DN) hoạt động trở lại. Trong đó, KCN Hòa Phú có 25 DN, KCN Bình Minh có 18 DN, TCN Cổ Chiên- khu IV có 2 DN.

Để giúp doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nắm bắt nhanh và đầy đủ toàn bộ bức tranh, năng lực về sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong chuỗi thời gian 5 năm (2016-2020) chỉ bằng một ấn phẩm nhỏ gọn, tiện lợi, VPHH VASEP tổng hợp, phát hành Poster “Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016-2020”.

Ngoài việc thiếu hụt lao động để khôi phục sản xuất trong giai đoạn cao điểm cuối năm, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối mặt với một loạt khó khăn như giá thức ăn, xăng dầu, cước vận tải tăng cao.

Sáng 22/11, container thịt ngao đóng hộp đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang châu Âu với số lượng 200.000 hộp.

Tại cuộc họp thường kỳ về khôi phục kinh tế và đầu tư công chiều 18/11, ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 391/431 doanh nghiệp (DN) (công nghiệp) phục hồi sản xuất, đạt 97,8% với trên 45.000 lao động.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản