Nâng cao hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

(vasep.com.vn) Ngày 5/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030.

Chú thích ảnh

Nghị quyết được ban hành nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhanh chóng phục hồi kinh tế vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Theo Nghị quyết số 93/NQ-CP, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các Bộ ngành.

Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, hiệu quả nhằm duy trì môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định và có thể dự đoán trước. Tập trung khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuế, đầu tư, thương mại, môi trường, quản lý thị trường,... nhằm giải phóng các nguồn lực cho phát triển, đảm bảo hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế,... và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.

Thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp nhằm ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả các diễn biến biến bất lợi trong thương mại - đầu tư quốc tế có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

- Nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh mang đến sự ổn định và dễ dự đoán của chính sách. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thực chất hơn để giải quyết triệt để được những vấn đề còn vướng mắc đối với môi trường kinh doanh. Khắc phục tình trạng thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đối với từng lĩnh vực phụ trách. Phân định trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan, đơn vị chủ trì để doanh nghiệp và người dân biết, giám sát chặt chẽ việc triển khai. Thực hiện thực chất, hiệu quả các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định, tăng năng suất, chất lượng, tạo nền tảng, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững; thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu, thúc đẩy áp dụng các giải pháp về mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Cải thiện từng bước cơ sở hạ tầng logistics nội địa, đặc biệt là kho bãi và vận chuyển từ các vùng sản xuất tới các cảng quốc tế.

Bộ NN&PTNT giải quyết kịp thời rào cản kỹ thuật trong thương mại nông thủy sản

- Thúc đẩy thị trường theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, an toàn, hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước.

- Khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng để xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh, phát triển cụm liên kết.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu để đảm bảo việc giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật và các tranh chấp phát sinh trong thương mại nông, lâm, thuỷ sản.

VCCI, các hiệp hội DN tham mưu giải pháp chính sách để khắc phục kịp thời các bất cập

- Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền nội dung, tác động, giải pháp tận dụng cơ hội, ứng phó thách thức từ các cam kết WTO, FTA và các cam kết khác về thương mại và đầu tư theo từng lĩnh vực, vấn đề, thị trường mà doanh nghiệp quan tâm.

- Tham gia góp ý, phản biện từ góc độ doanh nghiệp cho việc xây dựng pháp luật, chính sách thực thi các cam kết FTA.

- Thực hiện việc giám sát từ góc độ doanh nghiệp đối với việc thực thi cam kết FTA của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng như các đối tác, đặc biệt trong các khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

- Tổng hợp, phản ánh các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong thực thi các cam kết và trong quá trình hội nhập, tham mưu đề xuất giải pháp chính sách để khắc phục kịp thời, hiệu quả các bất cập.

- Tổng hợp ý kiến doanh nghiệp, tham vấn thực thi và hiệu quả với các cơ quan đàm phán trong đàm phán các FTA mới, nâng cấp các FTA hiện có.

- Tư vấn, hỗ trợ, đại diện doanh nghiệp tham gia vào quy trình giải quyết các rào cản thương mại quốc tế, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại và các vụ việc khác biệt ở các thị trường nước ngoài.

Chia sẻ:


Kim Thu
Chuyên gia thị trường Tôm
Email: kimthu@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM