Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trả lời vướng mắc liên quan tới BHXH và BHYT

(vasep.com.vn) Ngày 26/7/2018, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có công văn số 2772/BHXN-BT để trả lời Công văn số 96/2018/CV-VASEP ngày 02/7/2018 của VASEP về việc kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên quan đến người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm trở lên trong tháng và việc đóng bảo hiểm y tế (BHYT) đối với trường hợp báo giảm chậm, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:

1. Đối với đề nghị để người lao động tự đóng BHXH bắt buộc đối với những ngày người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm trở lên trong tháng: việc hướng dẫn người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được căn cứ vào Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014; Khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014. Do đó, các trường hợp người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì cả người sử dụng lao động (DN thuộc Hiệp hội) và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tháng đó, không căn cứ để người lao động tự đóng BHXH bắt buộc (bao gồm phần trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động) cho những ngày người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng như theo đề nghị của VASEP.

2. Đối với đề nghị để DN được chốt danh sách người lao động đủ điều kiện tham gia BHXH chậm nhất đến ngày 15 của tháng tiếp theo và đề nghị được hoàn trả hoặc được khấu trừ vào tháng sau đối với các trường hợp đã đóng BHYT do báo giảm chậm: Căn cứ quy định của pháp luật về BHXH, BHYT hiện hành và quy định tại Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động – bênh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, trường hợp đơn vị lập dánh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng sổ BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó. Việc xác định các trường hợp chậm căn cứ tình hình thực tế để xác định cho phù hợp. Trường hợp không phải đóng BHYT mà đơn vị đã đóng BHYT thì sẽ điều chỉnh số tiền đã đóng vào kỳ tiếp theo.

Trước đó, ngày 02/7/2018, VASEP đã gửi Công văn số 96/2018/CV-VASEP tới Bộ Lao động, Thương Binh và XH; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về BHXH theo Quyết định 959/QĐ-BHXH & 595/QĐ-BHXH sau khi nhận được phản ánh của Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) về các bất cập trong quy định về đóng BHXH.

Tại công văn này, VASEP kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam:

- Khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương thì cho phép DN không phải đóng BHXH cho những ngày nghỉ này và người lao nghỉ việc riêng không hưởng lương ngày nào thì tự đóng BHXH ngày đó, trừ trường hợp nghỉ phép thường niên hoặc hưởng chế độ thai sản theo quy định.

- Đề nghị Cơ quan BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn các Cơ quan BHXH cho phép DN được chốt danh sách người lao động đủ điều kiện tham gia BHXH chậm nhất đến ngày 15 của tháng tiếp theo để khai báo và quyết toán BHXH nhằm tạo điều kiện để các DN đảm bảo thực hiện đúng Luật và để quy trình trên hợp nhất với BHXH cũng như Luật BHXH, BHYT. Đồng thời, đề nghị những DN đã đóng tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm do phát sinh những trường hợp lao động nghỉ việc được trả lại hoặc khấu trừ vào các lần thu nộp tiếp theo.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • T1
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM