Trung Quốc: Sản lượng tôm nội địa tăng ảnh hưởng tới giá tôm nhập khẩu

(vasep.com.vn) Thị trường tôm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn khi lượng hàng nhập khẩu từ Ecuador tiếp tục tăng và các trang trại tôm Trung Quốc báo cáo thu hoạch tốt.

Tôm nhập khẩu của Trung Quốc gặp khó khi lượng hàng nhập khẩu tiếp tục tăng

Trong tháng 6, Trung Quốc nhập khẩu 77.600 tấn tôm đông lạnh, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá nhập khẩu trung bình giảm xuống còn 4,75 USD/kg, giảm 0,07 USD/kg so với tháng 5. Ecuador cung cấp 63.000 tấn tôm trong tháng 6, chiếm 81,2% tổng lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng. Mức cung từ Ecuador tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và 26% so với tháng trước. Ngược lại, Ấn Độ, nhà cung cấp lớn thứ hai, đã mất thị phần tại Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 436.100 tấn tôm đông lạnh, với 330.000 tấn từ Ecuador. Quanlian Jicai, nền tảng nhập khẩu tôm lớn nhất của Trung Quốc, cho biết thị trường đang đối mặt với tình trạng "mất cân bằng nghiêm trọng," dẫn đến áp lực giảm giá. Tình trạng này dự kiến sẽ không cải thiện trước khi mùa cao điểm sản xuất của Trung Quốc kết thúc vào mùa thu.

Ngoài ra, sản lượng tôm nuôi từ các trang trại ở các tỉnh phía bắc như Giang Tô và Sơn Đông đang gia tăng, tạo thêm áp lực lên giá tôm nhập khẩu. Ông Luu Yinhong, Chủ tịch của công ty nhập khẩu lớn Huachu 100 tại Bắc Kinh, cho biết tôm nuôi nội địa sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá tôm nhập khẩu cho đến tháng 10. Ông cảnh báo rằng nếu hàng tồn kho không giảm đáng kể vào tháng 12, lượng hàng tồn kho có thể đạt mức cao kỷ lục, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả trong giai đoạn Tết Nguyên đán.

Năm ngoái, hàng tồn kho tôm của Trung Quốc đạt đỉnh 7.000-8.000 container, giảm xuống còn 5.000-6.000 container vào tháng 12 và tháng 1. Những thay đổi về hàng tồn kho từ năm ngoái có thể là một chỉ báo cho xu hướng thị trường năm nay.

Tuy nhiên, Quanlian cũng lưu ý rằng tôm từ các nhà xuất khẩu nhỏ như Ả Rập Xê Út và Peru vẫn có nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm. Điều này giúp các nhà cung cấp từ các quốc gia này có thể vẫn duy trì lợi nhuận ổn định.

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục