Rabobank: Thương mại tôm, cá hồi có thể vượt qua thịt lợn, gia cầm vào năm 2030

(vasep.com.vn) Gorjan Nikolik, nhà phân tích cấp cao của Rabobank, đã đưa ra dự đoán tại Diễn đàn Thủy sản Bắc Đại Tây Dương 2023 rằng giá trị xuất khẩu tôm và cá hồi sẽ vượt qua giá trị xuất khẩu thịt lợn và gia cầm trong thập kỷ này.

Ngành thịt lợn và gia cầm tạo ra khối lượng lần lượt là 130 triệu tấn và 120 triệu tấn, vượt xa cá hồi và tôm. Tuy nhiên nếu xét về giá trị thì giữa hai ngành không có sự khác biệt lớn. 

Trong đại dịch COVID-19, ngành cá hồi và tôm đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về giá trị XK, với mỗi ngành hiện đạt hơn 25 tỷ USD doanh thu thương mại toàn cầu.

Năm 2022, giá trị của ngành tôm tăng 6,2%, sau mức tăng trưởng 19,8% của năm 2021. Mức độ tăng trưởng của giá trị ngành cá hồi trong 2022 ấn tượng hơn -- tăng 11,5% cho năm 2022, sau mức tăng 21,3% năm 2021. 

Xét 5 năm, con số này tương đương với mức tăng lần lượt là 4,9% và 5% đối với xuất khẩu tôm và cá hồi, trái ngược với mức tăng lần lượt là 3% và 1,5% đối với thịt lợn và gia cầm. Với tốc độ tăng trưởng này, cá hồi và tôm sẽ sớm vượt qua thịt lợn và gia cầm trước năm 2030. 

Chú thích ảnh

Tôm, cá hồi có thể vượt qua thịt lợn, gia cầm vào năm 2030

Tại Hội nghị, Nikolik cũng đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về xu hướng cụ thể của hai loài kể từ sau đại dịch.

Trung Quốc đang ngày càng trở thành “ông lớn” NK tôm, vượt qua cả EU và Mỹ, chiếm 32% thị phần. Về nguồn cung, Ecuador đã tăng gấp đôi sản lượng tôm một cách hiệu quả trong 5 năm qua, chiếm phần lớn trong số 700.000 tấn bổ sung được tung ra thị trường mỗi năm vào năm 2022 so với năm 2017.

Theo thị trường NK, Nikolik lưu ý rằng mỗi nhà nhập khẩu trong số 3 nhà nhập khẩu lớn nhất đều tăng giá trị khoảng 20-30% kể từ năm 2019, chủ yếu là do khối lượng tăng 20%.

Sự tăng trưởng của tôm chủ yếu là do khối lượng tăng, cá hồi thì hoàn toàn ngược lại. Khối lượng sản xuất cá hồi toàn cầu ít nhiều đã bị đình trệ trong 3 năm qua kể từ đại dịch, tuy nhiên tổng giá trị thương mại đã tăng hơn 2 tỷ USD trong thời gian này. EU cho đến nay vẫn là nhà nhập khẩu cá hồi lớn nhất, chiếm khoảng một nửa tổng giá trị thương mại toàn cầu.  

Chú thích ảnh

Trung Quốc từ nước xuất khẩu ròng trở thành nước nhập khẩu ròng

Trung Quốc không còn là nhà xuất khẩu ròng

Năm 2022, lần đầu tiên trong 20 năm, Trung Quốc trở thành nhà NK ròng mới.  Trung Quốc vẫn là nước XK thủy sản lớn nhất thế giới, giá trị thương mại tăng 4,8% trong năm 2022, nhưng thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Na Uy (11,9%), Việt Nam (29,2%), Ecuador (29,1%) và Chi-lê (25,3%).

Na Uy vươn lên vị trí hàng đầu sau hơn một thập kỷ ở vị trí thứ hai, với XK ròng 14,5 tỷ USD vào năm 2022.

Ông cũng nhấn mạnh sự tăng trưởng nhanh chóng của Ecuador, với tổng kim ngạch XK thủy sản tăng từ 2,8 tỷ USD lên 9,2 tỷ USD trong thập kỷ qua. Dù  Na Uy đang giữ vị trí số một về XK, nhưng liệu trong 10 hoặc 20 năm nữa, Ecuador có thể vượt qua Na Uy về tôm không? Tôm đang tăng trưởng dựa trên khối lượng, nhưng Na Uy đang tăng trưởng dựa trên giá trị. 

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục