NFI lạc quan về việc chấm dứt thuế quan đối với thủy sản Trung Quốc vào năm 2023

(vasep.com.vn) Nhà vận động hành lang hàng đầu của tập đoàn thương mại thủy sản lớn nhất Mỹ hy vọng rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ ngừng áp thuế đối với các sản phẩm thủy sản Trung Quốc mà Mỹ nhập khẩu trước cuối năm 2023.

Chú thích ảnh

Robert DeHaan, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ và cố vấn chung của Viện Thủy sản Quốc gia (NFI), gần đây đã nhận được thông báo của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) về việc mở rộng miễn thuế theo Mục 301 cho đến ngày 30/9/2023.

Các nhà nhập khẩu thủy sản của Mỹ đã chi hơn một tỷ đô la để trang trải chi phí thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào giữa năm 2018. Chính quyền Biden đã tiếp tục áp thuế trong hai năm đầu cầm quyền.

Cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc là mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chịu mức thuế hơn 309,2 triệu đô la từ đầu năm 2018 đến tháng 9 năm 2022. Mức thuế cao cũng được áp   cho mực ($105,0 triệu), tôm ($59,5 triệu), lươn ($55,9 triệu), cá biển NSPF ($54,1 triệu), (cua  $43,7 triệu), cá bẹt ($39,3 triệu), cá tuyết chấm đen ($28,3 triệu), cá da trơn ($27,0 triệu), hàu ($26,2 triệu) và tôm càng ($19,6 triệu).

Thuế quan ngăn cản Mỹ nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc. Năm 2021,  Mỹ đã nhập khẩu 397.001 tấn thủy sản Trung Quốc, trị giá 1,7 tỷ USD, giảm 33% về khối lượng và giảm 41% về giá trị so với 594.225 tấn trị giá 2,9 tỷ USD vào năm 2018. Vì vậy, gia hạn miễn thuế là rất quan trọng.

Theo ông  DeHaan, giá trị của các khoản miễn trừ, lần đầu tiên được thực hiện vào tháng 3 năm 2022 đối với cá bơn,  cá tuyết Alaska , cua huỳnh đế, Dungeness và các loại thịt cua Alaska khác, đông lạnh thành khối cũng như cá tuyết chấm đen không đóng thành khối, lên tới hơn 300 triệu đô la. Đây chỉ là ước tính sơ bộ dựa trên một số tính toán trước đó.

Các loại trừ dự kiến hết hạn vào ngày 31/12/2022, giờ được kéo dài đến ngày 30/9/2023. Ngoài 352 loại trừ được công bố vào cuối tháng 3, danh sách cũng bao gồm nhiều loại sản phẩm khác, chẳng hạn như một số loại động cơ điện, tấm trao đổi nhiệt, rãnh cao su để sử dụng trong thiết bị xây dựng, công tắc xoay, thiết bị lọc không khí, than chì nhân tạo, túi vải thô và máy sưởi điện di động.

Các cuộc gặp gần đây giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cho thấy vẫn khó mà chấm dứt chiến tranh thương mại. Katherine Tai, người đứng đầu văn phòng USTR, đã đưa ra lời chỉ trích công khai gay gắt về các chính sách thương mại của Trung Quốc tại một diễn đàn hồi đầu tháng này, South China Morning Post đưa tin.

Bà cho biết: “Trong một thời gian dài, các chính sách và hành vi không công bằng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã làm giảm sự thịnh vượng của Mỹ, đàn áp quyền lao động và làm suy yếu các tiêu chuẩn môi trường.” Tai cho biết chính quyền Biden sẽ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc về "các hoạt động thương mại lấy nhà nước làm trung tâm và phi thị trường" của nước này.

Trong cuộc đánh giá bốn năm một lần gần đây về các chính sách thương mại của Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới, Li Chenggang, đặc phái viên của Trung Quốc tại WTO, được cho là đã gọi Mỹ là "kẻ hủy diệt hệ thống thương mại đa phương", gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thay vì chờ đợi một giải pháp cho cuộc chiến thương mại, DeHaan tin rằng hy vọng tốt nhất cho ngành thủy sản Mỹ để giảm thuế có thể sẽ đến từ cuộc đánh giá bắt buộc về thuế quan trong 4 năm mà USTR đang lấy ý kiến cho đến ngày 17/1. USTR đã báo hiệu khá rõ ràng trong quá trình đánh giá cơ quan này sẽ xem xét loại bỏ thuế quan, loại bỏ hoàn toàn với các nhóm dòng thuế hoặc từng dòng thuế riêng lẻ. 

Mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất trên toàn cầu

DeHaan tin rằng chính quyền Biden đã xử lý tranh chấp với Trung Quốc rất nghiêm túc từ đầu, vì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất trên thế giới. Cuộc tranh cãi về thuế trong ngành thủy sản liên quan đến việc đưa sản phẩm phục vụ tiêu dùng cho các gia đình có thu nhập thấp ở các bang của Mỹ.

Cuộc chiến thương mại đã dẫn đến sự mất mát đáng kể về thị phần và khả năng tiếp cận của các nhà xuất khẩu Mỹ tại nơi từng là thị trường lớn nhất của họ.

Năm 2017, một năm trước chiến tranh thương mại, Mỹ đã xuất khẩu 473.638 tấn thủy sản sang Trung Quốc trị giá 1,3 tỷ USD. Năm 2021, Mỹ xuất khẩu 301.691 tấn thủy sản sang Trung Quốc trị giá 878,6 triệu USD, cả về khối lượng và giá trị đều thấp hơn 36% so với năm trước.

Mặc dù NOAA vẫn chưa cập nhật cơ sở dữ liệu thương mại thủy sản tháng 11 và 12, nhưng xuất khẩu thủy sản Mỹ sang Trung Quốc trong 2022 đã vượt năm 2021. 10 tháng đầu năm 2022, Mỹ xuất sang Trung Quốc 269.220 tấn thủy sản trị giá 847,7 triệu USD. Tuy nhiên con số này vẫn còn cách xa so với hiệu suất trước chiến tranh thương mại ( 2017) .

Ủy ban (ITC), thành lập vào tháng 7 như một phần của phiên điều trần kéo dài ba ngày được triệu tập liên quan đến lệnh của Quốc hội  trong Đạo luật phân bổ ngân sách hợp nhất năm 2022. Lệnh này đã chỉ đạo ITC tiến hành một cuộc điều tra hồi cứu và cung cấp báo cáo về tác động đối với các ngành công nghiệp của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mức thuế Mục 232 và 301 có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2022. Báo cáo này sẽ được trình trước Quốc hội vào ngày 15 tháng 3 năm 2023.

Thùy Linh

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục