(vasep.com.vn) Truyền thông so sánh ý định nắm quyền kiểm soát Đài Loan của Trung Quốc với việc Nga xâm lược Ukraine. Cuộc xâm lược của Nga đã dẫn đến một loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm thuế quan và lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Nga. Vào tháng 6, Mỹ đã cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu thủy sản của Nga, trong khi Anh áp mức thuế 35% đối với nhập khẩu cá thịt trắng vào ngày 20/7.
Nếu Trung Quốc có hành động quân sự chống lại Đài Loan thì cũng sẽ phải hứng chịu các đòn “trả đũa” của các nước phương Tây, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngành thủy sản toàn cầu được dự đoán sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu tình trạng này diễn ra.
Theo các chuyên gia, các nước phương Tây không phụ thuộc vào thủy sản của Trung Quốc và Trung Quốc mua hải sản của phương Tây thậm chí còn ít hơn. Nếu diễn ra trừng phạt, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là ngành công nghiệp thủy sản phụ thuộc vào chế biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này cũng có thể lựa chọn những khu vực chế biến khác thay thế Trung Quốc.
Phân tích dữ liệu từ ITC cho thấy Trung Quốc cung cấp một lượng lớn thủy sản cho Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, do xuất khẩu thủy sản lớn của Trung Quốc, tỷ trọng nhập khẩu tổng thể của nước này thấp hơn dự kiến.
Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây đối với Trung Quốc được đưa ra cùng thời điểm với Nga sẽ ảnh hưởng đến một phần lớn của chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu Nga cung cấp khoảng 45% nguồn cung cá thịt trắng của thế giới, mà phần lớn cá thịt trắng này được chế biến ở Trung Quốc.
Biệt danh "công xưởng thế giới" của Trung Quốc không chỉ áp dụng cho sản xuất mà cả thủy sản
Có thể thấy, biệt danh "công xưởng của thế giới" của Trung Quốc không chỉ áp dụng cho sản xuất, mà còn cho cả thủy sản. Cá do các đội tàu toàn cầu đánh bắt được chuyển đến các nhà máy của Trung Quốc ở Đại Liên, Thanh Đảo, Phúc Kiến và Chu Sơn, nơi nhân công giá rẻ chế biến phi lê cá để đóng gói lại và xuất khẩu. Khoảng 2/3 xuất khẩu của Trung Quốc là hoạt động kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp này.
Một số sản phẩm như philê cá minh thái, cá tuyết và cá tuyết philê đông lạnh, dù trên bao bì ghi “Sản xuất tại Trung Quốc"nhưng nguồn gốc thực sự là từ các đội tàu từ Na Uy, Nga và Mỹ đánh bắt.
Tuy nhiên, nhập khẩu thủy sản Trung Quốc của Hoa Kỳ đã giảm gần đây. Trong năm 2021, nhập khẩu thủy sản Trung Quốc giảm so với con số 3 tỷ USD vào năm 2018 và chỉ bằng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, giảm so với mức cao nhất là 13,8% nhập khẩu vào năm 2011.
Kể từ năm 2018, Mỹ đã áp dụng mức thuế 25% đối với nhập khẩu một số sản phẩm thủy sản của Trung Quốc, bao gồm cả nhập khẩu philê cá rô phi đông lạnh. Theo một phân tích các nhà nhập khẩu thủy sản của Mỹ đã phải trả hơn 1 tỷ USD thuế nhập khẩu bổ sung kể từ khi thuế quan có hiệu lực, thuế quan là một trong lý do khiến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm.
Thị phần thủy sản Trung Quốc tại EU cũng cho thấy sự sụt giảm. Nhập khẩu thủy sản Trung Quốc đạt 1,63 tỷ euro (1,68 tỷ USD) vào năm 2021, chỉ chiếm 3,2% tổng lượng thủy sản nhập khẩu của khối và giảm so với mức cao nhất là 2,19 tỷ euro vào năm 2019.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong việc cung cấp philê đông lạnh của cá minh thái, cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá rô phi, cá hồi Thái Bình Dương và cá dẹt, cũng như mực chế biến. Do đó, thuế quan của Mỹ và châu Âu không giảm đối với nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc dường như đã tác động quá lớn đến thị phần của Trung Quốc trong các mặt hàng này.
Mỹ và châu Âu có thể sẽ chuyển hoạt động chế biến sang các nước như Việt Nam trong trường hợp Trung Quốc phải hứng chịu các lệnh trừng phạt thương mại. Chẳng hạn, A. Espersen của Đan Mạch, một trong những công ty chế biến cá trắng lớn nhất thế giới có nhà máy chế biến tại Việt Nam.
Có thể thấy, bất kỳ sự chia cắt quy mô lớn nào của thương mại Trung - Tây sẽ gây ra sự gián đoạn kinh tế nghiêm trọng cho cả hai bên, bao gồm cả ngành thủy sản.
Thùy Linh (Theo the undercurrentnews)