(vasep.com.vn) Năm tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản đạt 61,3 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 5/2019, XK sang Nhật Bản đạt 15,2 triệu USD, tăng 16,5%. Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 25,5% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.
Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.
Theo thống kê của ITC, 4 tháng đầu năm 2019, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 116,7 triệu USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mặt hàng mực nang, mực ống chế biến được NK nhiều nhất, chiếm 77% giá trị NK.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Nhật Bản tăng NK sản phẩm mực chế biến với trên 90 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, NK bạch tuộc chế biến giảm 6% đạt trên 23 triệu USD, chiếm gần 20% tổng NK nhuyễn thể chân đầu vào thị trường này. Sản phẩm mực đông lạnh chỉ chiếm 2,8% tổng NK, mặc dù Nhật Bản có xu hướng gia tăng NK sản phẩm này với mức tăng 884%.
Đối với mặt hàng NK chủ lực của Nhật Bản là mực chế biến, Việt Nam nằm trong top 4 nguồn cung cấp lớn nhất, đứng sau Trung Quốc, Peru và Thái Lan và đứng trên Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối tại phân khúc sản phẩm này với 88% giá trị NK của Nhật, Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%. Bốn tháng đầu năm 2019, Nhật Bản tăng mạnh NK mực chế biến từ Trung Quốc và Peru, Thái Lan trong khi giảm NK từ Việt Nam, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Sản phẩm mực chế biến từ Thái Lan và Tây Ban Nha XK sang Nhật Bản đang có giá trung bình 21-31 USD/kg, cao trội hơn hẳn so với 3 nguồn cung còn lại (4,8-6,8USD/kg). Cùng với Thái Lan, Tây Ban Nha, giá NK trung bình của Việt Nam cũng tăng từ 4,8 USD trong tháng 1 năm nay lên 5,7 USD/kg trong tháng 4/2019, trong khi giá NK từ các nguồn cung còn lại đều giảm.
Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam XK sang Nhật Bản những tháng đầu năm nay gồm mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…
Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ 14/01/2019. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới dự kiến thuận lợi nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này.
Sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản, T1-T4/2019
(GT: triệu USD, Nguồn: ITC)
|
Mã HS
|
Sản phẩm
|
T1-T4/2018
|
T1-T4/2019
|
Tăng, giảm (%)
|
Tỷ trọng
|
Tổng mực, bạch tuộc
|
99.572
|
116.718
|
17,2
|
100
|
160554
|
Mực nang, mực ống chế biến
|
74.475
|
90.197
|
21,1
|
77,2
|
160555
|
Bạch tuộc chế biến
|
24.757
|
23.175
|
-6,4
|
19,8
|
030749
|
Mực nang, mực ống đông lạnh
|
340
|
3.346
|
884,1
|
2,8
|
Các nguồn cung chính mực chế biến cho thị trường Nhật Bản
(GT: triệu USD, Nguồn: ITC)
|
Nguồn cung
|
T1-T4/2018
|
T1-T4/2019
|
Tăng, giảm (%)
|
TG
|
74.475
|
90.197
|
21,1
|
Trung Quốc
|
66.443
|
79.076
|
19,0
|
Peru
|
2.270
|
5.151
|
126,9
|
Thái Lan
|
3.637
|
4.078
|
12,1
|
Việt Nam
|
1.698
|
1.692
|
-0,4
|
Hàn Quốc
|
205
|
108
|
-47,3
|
Tây Ban Nha
|
104
|
86
|
-17,3
|
Giá NK trung bình mực chế biến vào Nhật Bản từ các nguồn cung (USD/kg)
|
Nguồn cung
|
T1/2019
|
T2/2019
|
T3/2019
|
T4/2019
|
TG
|
6,29
|
5,86
|
5,73
|
5,75
|
Trung Quốc
|
6,14
|
5,50
|
5,67
|
5,70
|
Peru
|
5,52
|
5,25
|
4,68
|
4,48
|
Thái Lan
|
25
|
33
|
28
|
30
|
Việt Nam
|
4,84
|
5,12
|
6,82
|
5,70
|
Tây Ban Nha
|
26
|
34
|
9,91
|
31
|