Quý I/2019: Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu mực chế biến

(vasep.com.vn) Theo thống kê của ITC, quý I/2019, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt gần 11,7 nghìn tấn, trị giá 77,6 triệu USD, tăng 11% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mặc hàng mực nang, mực ống chế biến được NK nhiều nhất, chiếm 78% giá trị NK.

Trong 3 tháng đầu năm, Nhật Bản tăng mạnh NK sản phẩm mực chế biến với hơn 10 nghìn tấn, trị giá 60,7 triệu USD, tăng gần 17% về lượng và 15% về giá trị. Trong khi đó, NK bạch tuộc chế biến giảm 19% về lượng và gần 13% về giá trị, với gần 1,5 nghìn tấn, trị giá 15,3 triệu USD, chiếm gần 20% tổng NK nhuyễn thể chân đầu vào thị trường này. Sản phẩm mực đông lạnh chỉ chiếm 2% tổng NK, mặc dù Nhật Bản có xu hướng gia tăng NK sản phẩm này với mức tăng 941% về khối lượng và 2.090% về giá trị.

Đối với mặt hàng NK chủ lực của Nhật Bản là mực chế biến, Việt Nam nằm trong top 5 nguồn cung cấp lớn nhất, đứng sau Trung Quốc, Thái Lan và Peru và đứng trên Tây Ban Nha. Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối tại phân khúc sản phẩm này với 89% giá trị NK của Nhật, Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%. Trong quý I/2019, Nhật Bản tăng mạnh NK mực chế biến từ Trung Quốc và Peru, trong khi giảm NK từ Việt Nam và Tây Ban Nha.

Mặc dù NK mực chế biến từ Thái Lan bị giảm mạnh về khối lượng (giảm 22%) nhưng vẫn tăng về giá trị (tăng 4,8%), do giá trung bình NK tăng 38% từ 21 USD lên 29 USD/kg. Sản phẩm mực chế biến từ Thái Lan và Tây Ban Nha XK sang Nhật Bản đang có giá trung bình 21-29 USD/kg, cao trội hơn hẳn so với 3 nguồn cung còn lại (4,5-6,5USSD/kg). Cùng với Thái Lan, giá NK trung bình của Việt Nam cũng tăng 12% từ 4,7 USD quý I/2018 lên 5,3 USD/kg trong quý I/2019, trong khi giá NK từ các nguồn cung còn lại đều giảm. Tuy nhiên, đó không phải tín hiệu đáng mừng vì có thể giá tăng khiến nhu cầu NK giảm, với thực tế giảm 22% khối lượng mực biến NK từ Việt Nam.

Đối với sản phẩm bạch tuộc chế biến, Việt Nam đứng sát ngay sau Trung Quốc với thị phần 44% (Trung Quốc 47%). Giá trung bình bạch tuộc chế biến NK từ Trung Quốc cao hơn 2 USD so với mức 9 USD/kg sản phẩm từ Việt Nam, vì vậy khối lượng XK từ 2 nước sang Nhật Bản tương đương nhau (gần 700 tấn) nhưng giá trị Trung Quốc thu về đạt cao hơn (7,2 triệu USD) trong khi Việt Nam thu được 6,7 triệu USD. 

Quý I năm nay, có 48 công ty Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản với các sản phẩm đa dạng như mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…

NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản, Quý I/2019

(KL: tấn, giá trị: triệu USD)

Mã HS

Sản phẩm

QI/2018

QI/2019

% tăng, giảm

Tỷ trọng

   

KL

GT

KL

GT

KL

GT

GT

 

Tổng mực, bạch tuộc

10.512

70,550

11.684

77,576

11,2

10,0

100

160554

Mực nang, mực ống chế biến

8.670

52,989

10.114

60,711

16,7

14,6

78,3

160555

Bạch tuộc chế biến

1.834

17,490

1.488

15,310

-18,9

-12,5

19,7

030749

Mực nang, mực ống đông lạnh

8

71

82

1,555

941,4

2090,1

2,0

Nguồn: ITC

 

Top 5 nguồn cung cấp mực chế biến cho thị trường Nhật Bản

(KL: tấn, giá trị: triệu USD)

Nguồn cung cấp

 

QI/2018

QI/2019

Tăng, giảm (%)

Tỷ trọng (%)

 

KL

GT

KL

GT

KL

GT

GT

TG

8.670

52,989

10.114

60,711

16,7

14,6

100

Trung Quốc

8.106

47,772

9.260

53,960

14,2

13,0

88,9

Thái Lan

130

2,787

102

2,920

-21,7

4,8

4,8

Peru

127

814

525

2,558

311,7

214,3

4,2

Việt Nam

284

1,329

221

1,161

-22,1

-12,6

1,9

Tây Ban Nha

3

72

4

7

14,5

-90,3

1,9

Nguồn: ITC

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục