Hiện tại sức tiêu thụ cá tra ở các thị trường thấp do chính sách thắt lưng buộc bụng, người dân tiết kiệm chi tiêu.
Hai năm nay, kể từ khi dịch Covid diễn ra, giá thành nuôi cá tra quá cao. Trước đây giá thành chỉ 1 USD (khoảng 20.000 đồng)/kg. Nhưng nay giá thành nuôi cá lên tới 28.000 đồng/kg. Giá con giống trước là hơn 20.000 đồng/kg, nay lên đến hơn 30.000 đồng/kg, tháng 5/2023 lên hơn 40.000 đồng/kg. Giá thức ăn từ 10.000 đồng/kg lên 13.000 đồng/kg. Hệ số FCR nuôi trước dưới 1.6, hiện nếu đc 1.7 là mừng (1,7 kg thức ăn mới được 1 kg cá nguyên liệu). Nên đặt trọng tâm vào giá thức ăn.
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp dùng các biện pháp tìm thị trường mới, giảm các loại thuế phí nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn. Cần các nhà máy nước ngoài chế biến thức ăn hợp tác cùng và cùng giảm lợi nhuận.
Vì khi DN giảm doanh số thì các nhà máy thức ăn cũng bị giảm sản lượng sản xuất. Vì vậy, các bên nên cùng phải hợp tác, đồng cam cộng khổ với DN.
Thức ăn cấu thành giá vốn của nguyên liệu cá thương phẩm, phải giảm xuống 24.000-25.000 đồng/kg. Giảm tỷ lệ hao hụt xuống 50%. Khi tỷ sống đc 50% thì tự động giá thức ăn giảm thì cá tra Việt Nam mới cạnh được với các loại cá khác và chất lượng cá mới lên được.
Các nước nuôi tỷ lệ thấp hơn Việt Nam. Việt Nam tuy nuôi công nghiệp, diện tích lớn nhưng mật độ quá dày. Ta phải giảm sản lượng, mật độ nuôi để giảm tỷ lệ chết và cân đối cung cầu.
Như vậy, để giảm giá thành, có 3 vấn đề cần khắc phục đó là giống, mật độ nuôi và thức ăn.
DN đang chịu áp lực nặng nề về lãi suất ngân hàng, do ta dùng đòn bẩy ngân hàng nhiều nên khi tăng lãi suất là DN ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về chế biến tình hình ổn hơn, trước thiếu công nhân, giờ thừa do các ngành hàng khác cũng cắt giảm công nhân. Trong đó lương công nhân ngành thủy sản đang cao hơn so với các ngành khác.
Về hoạt động truyền thông, tôi kiến nghị đẩy mạnh việc truyền thông cá tra ra nước ngoài. Các DN có thể cùng góp tiền để làm. Ta phải làm liên tục, quay video và đưa nhiều ngôn ngữ để truyền thông ở nhiều thị trường. Vì tính ra số tiền đóng góp để truyền thông là rất nhỏ so với số tiền DN bị tồn kho (chi phí kho lạnh, hao hụt về chất lượng sản phẩm, chưa nói đến size cỡ bị lẫn lộn).
VASEP đã tạo được uy tín, không chỉ với hội viên mà với cả xã hội
Công việc điều hành của VASEP đã làm rất tốt theo đúng chức năng công việc của một Hiệp hội ngành hàng. Tuy nhiên, VASEP chưa kết nối hội viên lại thành 1 khối, sự đồng thuận của hội viên còn kém. Một phần cũng có thể do lĩnh vực của mình gồm 3 ngành hàng khác nhau (tôm, cá tra, hải sản). Tôi tin tưởng và kỳ vọng thế hệ Lãnh đạo trẻ sẽ có tầm nhìn mới và có sự liên kết mạnh mẽ hơn.
Về Bản tin Thương mại Thủy sản của Hiệp hội, tôi thấy thông tin cập nhật và hữu ích cho DN. Bên cạnh đó, bản tin nên bao quát rộng hơn cả những khâu trước chế biến như nuôi, giống…