Cuộc khủng hoảng chế biến của Trung Quốc gây thiếu hụt trên thị trường cá thịt trắng

(vasep.com.vn) Giám đốc điều hành của công ty A. Espersen cho biết sẽ có sự thiếu hụt trên thị trường cá thịt trắng đông lạnh do các vấn đề logistic ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng chế biến của Trung Quốc gây thiếu hụt trên thị trường cá thịt trắng

Các nhà máy ở các trung tâm chế biến Đại Liên và Thanh Đảo đóng cửa sớm trước Tết Nguyên Đán do vấn đề nhập khẩu nguyên liệu. Ngoài ra, người lao động phải về nhà sớm để cách ly tại quê nhà trước Tết Nguyên đán. Sau đó, thị trường sẽ thiếu hụt vì có một giai đoạn không có nhiều thủy sản được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Espersen không còn ở Trung Quốc nữa, công ty - bao gồm các nhà máy ở Đan Mạch, Ba Lan, Lithuania và Nga - đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vào năm 2016.

Ông nói. "Chúng tôi chưa thấy nhu cầu tăng lên. Nhưng nếu nhìn vào tính mùa vụ, nhu cầu có thể bắt đầu vào khoảng giữa tháng 3 và tiếp tục trong 3-4 tháng, tùy thuộc vào các sự kiện xảy ra hiện tại."

Đại Liên và Thanh Đảo đóng cửa các tàu vận tải biển của Nga chở cá minh thái nguyên con đã moi ruột (H&G) do có liên quan đến sự bùng phát coronavirus ở cả 2 cảng vào năm ngoái. Cũng có khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu như cá tuyết H&G và cá tuyết chấm đen do các đợt kiểm tra coronavirus đối với nguyên liệu đầu vào và các vấn đề liên quan đến chứng thư vệ sinh.

Giá cước vận chuyển trở lại từ Trung Quốc đã tăng gấp hơn 2 lần trong tháng qua và tăng gấp 6-7 lần so với một năm trước và không có dấu hiệu giảm, dao động từ 9.000 USD- 14.000 USD/container, tùy vào điểm đến là Châu Âu hay Mỹ.

Espersen cho biết, giá cước container từ Trung Quốc và Việt Nam tăng đến 300%. Giá cước từ châu Âu ở mức cao nhất trong hơn 15 năm. Trước đó giá cước là 100- 125 USD/tấn và bây giờ cước lên tới 400 USD/tấn.

Do nhu cầu tăng lên, Espersen đã bổ sung thêm ca làm việc thứ ba tại nhà máy Việt Nam vào năm 2020 và gần như sản xuất suốt ngày đêm.

Tác động của đại dịch COVID-19 đối với thị trường dịch vụ thực phẩm của Mỹ đồng nghĩa với việc Espersen bán nhiều hơn cho châu Âu. Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam dẫn đến việc thuế quan đối với các sản phẩm như philê cá tuyết để gia công hiện bằng 0.

Thị trường cần gấp đôi lượng cá minh thái đông lạnh

Vấn đề cá minh thái của Nga nghiêm trọng hơn so với cá tuyết và cá tuyết chấm đen từ Na Uy và Nga, nhưng Nielsen hy vọng giá sẽ ổn định vào năm 2021.

Đội tàu của Nga đánh bắt ở Biển Okhotsk, với tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) là 1,06 triệu tấn vào năm 2021. Toàn bộ TAC của Nga chỉ dưới 2 triệu tấn. Nga sản xuất khoảng 600.000 và 700.000 tấn cá minh thái H&G mỗi năm, trong đó Đại Liên và Thanh Đảo là các trung tâm chế biến chính. Vì vậy diễn biến thị trường cá minh thái năm 2021 sẽ phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra ở Thanh Đảo và Đại Liên.

Ngoài ra, vụ A của Hoa Kỳ đã bị cản trở bởi sự bùng phát của coronavirus trong một số nhà máy lớn và trên các tàu cá. Trident Seafoods đang tìm cách ngăn chặn sự bùng phát tại nhà máy Island Enterprise và nhà máy lớn ở Akutan. Cả hai đã sẵn sàng cho vụ cá minh thái A. UniSea và Westward Seafoods đã tạm thời đóng cửa các nhà máy ở Unalaska vì bùng phát COVID-19.

Ngoài ra, sản lượng các loài cá nhỏ hơn đã giảm mạnh trong vụ B năm 2020 ở Alaska. Vụ đánh bắt B kết thúc với sản lượng philê giảm 33.800 tấn, tổng sản lượng trong năm giảm 20% xuống 156.940 tấn.

Hy vọng giá cá tuyết sẽ ổn định

Đối với cá tuyết và cá tuyết chấm đen, Nielsen hy vọng giá cả sẽ ổn định nhưng cho biết rất có thể giá sẽ giảm khi mùa cá tuyết tươi lớn ở Na Uy đang diễn ra.

Sản lượng thấp ở Na Uy và Nga đã hỗ trợ giá cá tuyết và cá tuyết H&G vào cuối năm 2020, mặc dù nhu cầu về dịch vụ thực phẩm giảm do đại dịch coronavirus, ông nói.

Hoạt động đánh bắt cá tuyết tươi của Na Uy sẽ tăng nhanh trong vài tuần tới, ngay khi các nhà hàng ở các thị trường lớn ở châu Âu như Pháp và Anh đóng cửa do sự lây lan của coronavirus. Na Uy và Nga cũng có nhiều cá tuyết hơn để đánh bắt vào năm 2021 - TAC tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên 885.600 tấn, với cá tuyết chấm đen tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 232.537 tấn.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục