Cuộc đối đầu giữa Trump-Biden: ý nghĩa đối với ngành cá ngừ

(vasep.com.vn) Công việc kiểm phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã hoàn tất, kết quả kiểm phiếu cho thấy đây đúng là một cuộc đua giữa Tổng thống Donald Trump và Ông Joe Biden.

Trong 4 năm qua, từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền ngành cá ngừ đã có thể nhìn thấy các chính sách thương mại do chính quyền Trump thực hiện và tác động của nó. Ông Biden có thể sẽ có cách điều hành khác nhưng nhiều chuyên gia cho rằng lập trường chống Trung Quốc có thể sẽ không có nhiều khác biệt so với Tổng thống Donald Trump

Cuộc chiến với Trung Quốc

Cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc là chủ đề chính trong ngành cá ngừ. Quốc gia Châu Á này từng là nhà cung cấp hàng đầu sản phẩm thăn (loin) cá ngừ và các loài cá thuộc họ cá ngừ hấp cho thị trường Mỹ, nhưng điều này đã thay đổi do mức thuế áp cho các sản phẩm này tăng lên rất cao.

Mỹ đã đánh Trung Quốc bằng cách tăng thuế NK sản phẩm này lên 10% vào tháng 9/2008 sau khi kêu gọi Bắc Kinh trong nhiều tháng về các hành vi thương mại không công bằng. Vào tháng 5/2009, Mỹ đã mạnh tay tăng thuế NK lên 25%, điều này đã ảnh hưởng tới việc NK các sản phẩm thăn (loin) cá ngừ và các loài cá thuộc họ cá ngừ hấp NK từ Trung Quốc vào Mỹ. Sau đó, Tổng thống Trump đã đe doạ sẽ tăng thuế NK lên 30%, mặc dù điều này không bao giờ thành hiện thực khi các cuộc đàm phán giữa hai bên được nối lại vào khoảng tháng 10/2019. Hiện tại, mức thuế 25% đang được áp cho một lượng lớn thăn (loin) cá ngừ và các loài cá thuộc họ cá ngừ hấp NK từ Trung Quốc vào thị trường này. Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách áp một số mức thuế mới cho hàng hoá NK từ Mỹ.

Do đó, thị phần của Trung Quốc tại phân khúc thị trường thăn (loin) cá ngừ hấp gần như bị xoá sổ. Năm 2019, Trung Quốc chỉ xuất được 1.678 tấn sang Mỹ, con số này gần như không là gì so với mức 18.000 tấn mà nước này đã XK sang Mỹ trước khi chiến tranh thương mại giữa hai nước xảy ra. Sự sụt giảm này dự kiến sẽ còn cao hơn trong năm 2020, khi số liệu thống kê trong nửa đầu năm nay cho thấy chỉ có 238 tấn thăn (loin) cá ngừ hấp của Trung Quốc được NK vào Mỹ. Tương tự, Mỹ đã giảm một nửa NK các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp từ Trung Quốc.

Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn không có nghĩa là nhu cầu của người Mỹ đối với thăn (loin) cá ngừ hấp giảm. Số liệu thống kê trong nửa đầu năm 2020 cho thấy lượng NK sản phẩm này vào Mỹ tăng 22%, thậm chí đạt mức cao hơn mức NK của nước này trước chiến tranh thương mại. Do vậy, Mỹ đã phải quay sang NK từ các nhà cung cấp khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines để bù đắp vào lượng sụt giảm NK từ Trung Quốc.

Nếu ông Trump tái đắc cử, vẫn chưa biết liệu ông có tiếp tục khiến cho cuộc chiến tranh thương mại này leo thang hay không. Tuy nhiên, quan điểm của ông Trump vẫn coi Trung Quốc là mối đe doạ với nền kinh tế và đường lối chính trị của Mỹ. Do đó, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục đóng cửa với cá ngừ Trung Quốc trong ít nhất 4 năm nữa.

Nhưng ông Biden cũng không thực hiện cam kết loại bỏ thuế quan và trên thực tế ông này cũng có quan điểm tương tự chống lại Trung Quốc. Ông đã cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, tấn công mạng và các chính sách trợ cấp không công bằng. Trên thực tế, chương trình bầu cử “Made in America” của ông Biden thậm chí còn đề cập đến việc tích cực thực hiện các hành động thực thi thương mại chống lại Trung Quốc (hoặc bất kỳ quốc gia nào khác) để bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ. Ông này cũng kêu gọi các nước đồng minh gây áp lực lên Chính phủ Trung Quốc và các bên lạm dụng thương mại khác tuân thủ theo các quy tắc.

Mối quan hệ với đối tác thương mại và TPP của Mỹ

Mối quan hệ với các tổ chức và đối tác quốc tế của Mỹ đã trở nên căng thẳng trong những năm qua. Mỹ cho rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không thực hiện các động thái để hạn chế các chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc. Ngày 15/9/2020, WTO ra phán quyết cho rằng các mức thuế mà Mỹ áp đặt lên hàng NK từ Trung Quốc kể từ năm 2018, trị giá 350 tỉ USD, là "không phù hợp" với các quy định thương mại toàn cầu, đồng thời "khuyến cáo Mỹ cần đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các cam kết của mình". Sau đó vào ngày 26/10/2020, Mỹ đã kháng cáo phản đối lại quyết định này nhưng toà án phúc thẩm hiện không hoạt động do thiếu thẩm phán vì Mỹ đã phủ quyết tất cả các việc bổ nhiệm mới cho Cơ quan Phúc thẩm WTO (SAB) thuộc WTO. Trung Quốc đã chỉ trích động thái này và cho rằng Chính phủ Mỹ đang lợi dụng tình hình và ngăn cản việc đưa ra phán quyết cuối cùng của WTO.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định sẽ trao cho nước này các thoả thuận thương mại tự do với 11 nước thành viên khác là Peru, Mexico, Việt Nam, Canada, NhậtBản, Malaysia, Australia, New Zealand, Chile, Brunei, và Singapore. Sau đó, một hiệp định mới đã được 11 nước thành viên còn lại đã thảo luận và thông qua – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nếu Mỹ ký thoả thuận này, cá ngừ Việt Nam có thể được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Ngoài ra, một số thành viên tiềm năng đóng vai trò quan trọng tại thị trường cá ngừ Mỹ, như Thái Lan và Philippines, hay Colombia và Đài Loan cũng có thể tìm đường vào thị trường Mỹ nếu sản phẩm của họ được hưởng ưu đãi về thuế.

Hiện tại, không có thông tin nào biết ông Biden trúng cử thì Mỹ có tái gia nhập TPP hay không. Tuy nhiên, các đề xuất kinh tế của ông Biden bao gồm các khoản ưu đãi cho hàng hoá sản xuất tại Mỹ và một danh sách dài các khoản trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục